Tính đến cuối tháng 12-2021,ậptrungtuyêntruyềndịchvụcôngtrựctuyếtrực tiếp bóng đá chiều nay các sở, ngành, địa phương đã triển khai 1.914 TTHC. Trong đó, cấp tỉnh là 1.529 TTHC, cấp huyện là 258 TTHC, cấp xã là 127 TTHC; 1.169 TTHC đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và có 551 TTHC không phát sinh hồ sơ trong 3 năm gần đây. 100% dịch vụ công trực tuyến có biểu mẫu điện tử (e-Form); tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia xếp tốp đầu cả nước.
Song song đó, dịch vụ chứng thực điện tử đã được triển khai tại cấp huyện, cấp xã và các phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp để người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng bản sao thực hiện các dịch vụ công trực tuyến nhằm dần loại bỏ được tình trạng phải nộp bản sao chứng thực hoặc phải xuất trình bản chính để xác minh hồ sơ khi thực hiện TTHC.
Ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết để chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc triển khai thực hiện 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 áp dụng trên địa bàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã phối hợp với các đơn vị phát triển phần mềm rà soát nâng cấp các chức năng phần mềm, tính năng ký số và thanh toán điện tử. Các chức năng được nâng cấp, hoàn thiện gồm: Kết nối liên thông phần mềm “một cửa” điện tử và phần mềm Vilis cho 9 UBND cấp huyện, hạn chế hồ sơ trễ hạn của các đơn vị; nâng cao chức năng của cổng dịch vụ công được triển khai, gồm: Ký số điện tử trên e-Form đã nộp; chức năng trợ lý ảo - hướng dẫn TTHC cho người dân, doanh nghiệp với 22 TTHC phổ biến.
Hiện tại, tỉnh đã kết nối liên thông giữa Cổng Dịch vụ công tỉnh và Cổng Dịch vụ công quốc gia. Việc thanh toán trực tuyến đã được triển khai trên Cổng Dịch vụ công tỉnh qua 2 nền tảng thanh toán: VNPT Pay và nền tảng thanh toán quốc gia PayGov, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân có thể chủ động thanh toán bằng nhiều phương thức khác nhau; tổ chức, cá nhân cũng có thể dùng ví điện tử Momo, VNPT Pay… để thanh toán tại quầy trong trường hợp tổ chức, cá nhân phải đến nộp hồ sơ trực tiếp.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành cần quán triệt và nâng cao nhận thức về dịch vụ công trực tuyến; việc áp dụng dịch vụ công trực tuyến sẽ giúp cơ quan, đơn vị giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện và khoa học hơn. Qua đó, người dân, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện các TTHC; đồng thời ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ nhũng nhiễu, quan liêu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Các sở, ngành, địa phương, đặc biệt là các cơ quan báo chí, Trung tâm Hành chính công tỉnh, Trung tâm Phục vụ hành chính công và bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã tập trung thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân và doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến và các tiện ích được cung cấp; thực hiện tốt công tác truyền thông về danh mục TTHC tỉnh đã triển khai trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để thực hiện.
HỒ VĂN