Bài 1: Điểm sáng từ những hợp tác xã
Bài 2: Để kinh tế tập thể phát triển năng động,ìnhDươngNângcaohiệuquảkinhtếtậpthểtronggiaiđoạnmớsoi kèo 88 hiệu quả, bền vững
Nhận diện hạn chế
Ông Hà Văn Phúc, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, phân tích qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, cho thấy khu vực KTTT, hợp tác xã (HTX) tuy tăng về số lượng, chất lượng, hiệu quả hoạt động nhưng phát triển chưa như kỳ vọng. Nguyên nhân là KTTT, HTX phải đối mặt với những khó khăn khách quan như biến động giá cả thị trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh. Nhận thức của HTX, tổ hợp tác và thành viên chưa nhất quán về bản chất, giá trị và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của mô hình HTX kiểu mới, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Lực lượng trực tiếp làm công tác tuyên truyền về KTTT quá mỏng, mới chỉ tập trung tuyên truyền đến cán bộ chủ chốt các đoàn thể ở cơ sở, chưa tuyên truyền thường xuyên đến số đông quần chúng nhân dân, trong khi đây là lực lượng chính tham gia vào quá trình phát triển KTTT. Việc phát triển các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng như các tổ, nhóm liên kết, các câu lạc bộ... còn hạn chế. Số tổ kinh tế hợp tác chỉ dừng lại dưới hình thức hợp tác giản đơn, sự liên kết, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh giữa các HTX chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp.
Bằng sự nhạy bén, HTX Vận tải Bàu Bàng hiện đang hoạt động rất hiệu quả
Ngoài ra, các HTX khó tiếp cận được vốn vay từ các tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là do HTX khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dẫn đến thiếu tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay. Hiệu quả hoạt động của HTX còn thấp, hoặc chưa xây dựng được phương án kinh doanh khả thi để thuyết phục ngân hàng và các tổ chức tín dụng; tỷ lệ rủi ro cao, đặc biệt là rủi ro trong nông nghiệp... Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến vấn đề phát triển KTTT, HTX...
Tạo sức hút cho KTTT, HTX
Trước hạn chế, tồn tại, Nghị quyết số 20-NQ/TW đề ra mục tiêu tổng quát là phát triển KTTT năng động, hiệu quả, bền vững, cùng với kinh tế Nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân với nhiều mô hình hợp tác, liên kết trên cơ sở tôn trọng bản chất, giá trị và nguyên tắc của KTTT, thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia.
Ông Hà Văn Phúc cho biết qua tổng kết 20 năm Nghị quyết số 13-NQ/TW, đề ra phương hướng cho giai đoạn tiếp theo, Tỉnh ủy đã xác định mục tiêu chung cho thời gian tới là phát triển KTTT năng động, hiệu quả, bền vững, không ngừng nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống và bảo đảm an sinh xã hội cho các thành viên, tham gia mạnh mẽ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước. Việc phát triển tổ hợp tác, HTX góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, phát triển cộng đồng, phát triển đa dạng các hình thức liên kết hợp tác, quy mô phù hợp với trình độ, năng lực quản lý, khả năng về vốn; nhân rộng các mô hình KTTT hiệu quả (nòng cốt là HTX); tăng cường liên kết giữa các tổ chức KTTT với nhau, liên doanh với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến - tiêu thụ, tạo điều kiện bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, khu vực KTTT (nòng cốt là HTX) có vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Theo đó, định hướng chung là KTTT, HTX là thể chế không thể thiếu để phát triển đất nước, hài hòa về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, là tất yếu đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân, cá thể, đáp ứng các nhu cầu phong phú của đời sống cộng đồng theo các nguyên tắc HTX.
Việc khuyến khích phát triển KTTT với các ngành nghề, lĩnh vực, trong phạm vi toàn tỉnh cùng các hình thức mở rộng quy mô thành viên, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh; sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết với doanh nghiệp; bảo đảm lợi ích thành viên... để HTX thực sự là một tổ chức tự nguyện của thành viên, dựa trên nền tảng thành viên, kinh tế thành viên. Một mặt, khuyến khích hợp tác giữa thành viên theo tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển; mặt khác tôn trọng cá nhân thành viên, phát huy cao vai trò cá nhân của thành viên, kinh tế thành viên HTX…
Để đạt mục tiêu trên, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ. Trước tiên là tiếp tục nâng cao nhận thức của nhân dân và hệ thống chính trị về phát triển KTTT mà nòng cốt là HTX; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, cuộc thi tìm hiểu HTX; tổ chức triển lãm, hội chợ cấp quốc gia, vùng và địa phương để quảng bá về HTX; tăng cường tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức hiểu rõ bản chất, cơ chế hoạt động của HTX kiểu mới, vai trò và lợi ích của HTX đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; có cơ chế linh hoạt hơn trong việc tiếp cận vốn vay cho HTX.
Tỉnh cũng tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2030; đồng thời thực hiện lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả trên địa bàn giai đoạn 2021-2025.
Với đặc thù của địa phương, tỉnh sẽ định hướng phát triển KTTT theo ngành, lĩnh vực chủ yếu như nông nghiệp (bao gồm nông, lâm nghiệp và thủy sản); vận tải, trong đó chú trọng phát triển các HTX vận tải hành khách công cộng; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng; thương mại - dịch vụ; quỹ tín dụng nhân dân...