Sáng 22/10,ệthạinặngnềdobãoYagigâyracầnứngdụngAIđểdựbáosớkết quả giải vô địch hạng 2 victoria úc báo Tiền Phong đã tổ chức Tọa đàm "Thích ứng với thiên tai ngày càng dị thường và khốc liệt nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động của thiên tai ngày càng dị thường và khốc liệt cũng như đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu".
Bão Yagi có nhiều điểm đặc biệt, kỷ lục, bất thường
Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, cơn bão số 3 - Yagi có nhiều điểm đặc biệt, kỷ lục, bất thường.
"Trong 48 tiếng, cơn bão này tăng cấp nhanh nhất đến 8 cấp. Đây cũng là siêu bão có hoàn lưu rộng nhất được ghi nhận trên biển Đông, từ trước đến nay", ông Hoàng Đức Cường nói.
Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai (Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, đến thời điểm này có thể khẳng định, cơn bão đã gây thiệt hại rất lớn về người và của.
Về người, bão lũ khiến 345 người chết và mất tích, thậm chí một số người mất tích đến nay vẫn chưa tìm thấy. Về kinh tế, bão đã gây thiệt hại gần 82.000 tỷ đồng. Đây cũng là thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay.
"Có thể so sánh với năm 2017, có nhiều bão đổ bộ nhưng tổng thiệt hại khoảng 60.000 tỷ đồng. Có thể nói, sức tàn phá của cơn bão vừa qua là hết sức khủng khiếp và diện rộng", ông Nguyễn Văn Hải nêu dẫn chứng.
Phá rừng, xẻ núi gây sạt lở, lũ bùn đá
TS. Nguyễn Đại Trung, Trưởng Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế (Viện Khoa học địa chất và khoáng sản) cho biết, nguyên nhân gây sạt lở đất, lũ bùn đá ở khu vực miền núi, trung du Việt Nam trong thời gian qua rất đa dạng. Trong đó, phải kể đến các nguyên nhân như: Địa hình, địa mạo, địa chất, kiến tạo, vỏ phong hóa, thổ nhưỡng, thảm phủ, khí tượng, thủy văn...
Nhìn chung, yếu tố kích hoạt tự nhiên gây sạt lở đất, lũ quét được xác định chủ yếu là do yếu tố khí tượng: Mưa lớn, mưa dài ngày. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan kích hoạt sạt lở đất do con người ngày càng gia tăng như: Sử dụng đất trồng cây thay đổi thảm phủ thực vật, xây dựng các công trình, phá rừng, cắt xẻ sườn đồi, núi làm đường, mở rộng đường, khai thác khoáng sản…
Các thiên tai như sạt lở đất, lũ quét ngày càng xảy ra trên quy mô ngày càng lớn với tần suất ngày càng dày ở khu vực miền núi, trung du Việt Nam do có nhiều yếu tố và tác động của tự nhiên, nhân sinh.
Dự báo sớm, chi tiết và tin cậy hơn
Theo ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thuỷ văn quốc gia, cảnh báo sớm là giải pháp quan trọng để dự báo sớm thiên tai, giảm thiểu thiệt hại. Phương châm là: Dự báo sớm, chi tiết và tin cậy hơn. Trung tâm Khí tượng Thủy văn đưa ra các giải pháp quan trọng gồm:
Thứ nhất, cần càng nhiều số liệu thì càng dự báo tốt. Cần đặt quan trắc dày hơn để có nhiều số liệu hơn nhất là vùng núi.
Thứ hai, tăng cường hệ thống công nghệ cảnh báo sớm. Phát triển mô hình hiện đại, công nghệ số, cảnh báo thông tin từ thiên tai, tự nhiên. Xu thế tất yếu là ứng dụng cách mạng 4.0 đặc biệt AI trong loại hình cảnh báo sớm. Trong đó đồng thời sử dụng 1 lúc các sản phẩm khác nhau, để đưa ra được thông tin tin cậy nhất.
Thứ ba, khí tượng thủy văn là không biên giới nên cần hợp tác và chia sẻ dữ liệu quốc tế. Tận dụng công nghệ tiên tiến trên bình diện song phương và đa phương, đưa dữ liệu của Việt Nam vào mô hình hiện đại nhất của các nước trên thế giới.
Thứ tư, ứng dụng các phương tiện, hiện đại trong việc truyền tin trong đó truyền tin dễ hiểu, nhanh nhất dễ nhất đến người dân.