Cuộc đời con người là một hành trình như thế nào?ấtbạisẽtìmđếnkhibạnlosợlich bong đá c1 Mượn lời của tác giả người Nga - Nikolai Chernyshevsky để trả lời cho câu hỏi này là phù hợp nhất: “Con đường của lịch sử không phải con đường bộ hành trên đại lộ Nevsky, nó chắc chắn là con đường bắt đầu từ đồng ruộng, có khi chạy xuyên qua trần ai, có lúc sa vào vũng bùn, có khi vượt qua đầm lầy, có lúc lại ngang qua bụi rậm.”
Định luật Murphy nói với chúng ta rằng, bất luận là do yếu tố chủ quan hay khách quan thì con người luôn có khả năng mắc sai lầm, thất bại và trắc trở là điều không thể tránh khỏi. Nếu xét từ ý nghĩa này thì chẳng có ai may mắn hơn ai hết, thực tế luôn đầy rẫy thử thách, điều quan trọng là, khi đối mặt với những thử thách đó, thái độ của bạn ra sao.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Liza Summer/Pexels. |
Napoleon Hill từng giải thích về nghịch cảnh của cuộc đời như thế này: “Những sự việc bị coi là thất bại chẳng qua chỉ là những trắc trở mang tính tạm thời mà thôi. Hơn nữa, trắc trở mang tính tạm thời này thực chất lại là một sự may mắn, bởi vì nó giúp chúng ta vực dậy tinh thần, thôi thúc chúng ta điều chỉnh phương hướng phấn đấu, giúp chúng ta tiến bước về một hướng khác tốt đẹp hơn.”
Có một vụ việc vô cùng nổi tiếng mà sau đó trở thành hiệu ứng trong Tâm lý học mang tên “Hiệu ứng Wallenda”. Là một gia tộc biểu diễn tạp kỹ trên không vĩ đại nhất thế giới, mỗi thành viên của gia tộc Wallenda đều sở hữu kỹ thuật vô cùng xuất sắc.
Vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ 20, Karl Wallenda khi đó đã hơn 70 tuổi nói rằng, cuộc sống của ông chính là đi trên dây, tất cả mọi thứ chỉ gói gọn trong cơ hội và thách thức.
Khả năng tập trung cao độ vào mục tiêu, nhiệm vụ và chiến lược của ông khiến người khác phải khâm phục. Thế mà, trong một buổi biểu diễn đi trên dây đối với ông có ý nghĩa vô cùng to lớn, một sai sót nghiêm trọng đã xuất hiện khiến Wallenda rơi xuống từ sợi dây thép biểu diễn nối giữa hai tòa nhà cao tầng ở thành phố San Juan và không may qua đời.
Khi trả lời phỏng vấn sau vụ tai nạn của chồng, vợ Wallenda đau khổ nói rằng: “Tôi đã đoán rằng lần này ông ấy nhất định sẽ xảy ra chuyện, bởi vì trước khi bắt đầu buổi biểu diễn, ông ấy cứ luôn lẩm bẩm rằng ‘Lần biểu diễn này vô cùng quan trọng, tôi nhất định phải thành công, không được thất bại’. Ở những buổi biểu diễn trước đây, ông ấy chưa bao giờ quan tâm đến thành bại, còn lần này, ông ấy quá coi trọng thành bại nên mới xảy ra chuyện.”
Sau này, các nhà Tâm lý học đã gọi tâm lý quá lo lắng về kết quả thành công hay thất bại là “hiệu ứng Wallenda”. Đây là tâm lý gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát huy của nhiều người.
Thất bại và thử thách có thể hủy hoại mơ ước của một người, thậm chí có thể cướp đi tính mạng của họ. Đối với những người tuyệt vọng, thất bại giống như một nấm mồ. Tuy nhiên, thất bại thực sự không hề đáng sợ, điều đáng sợ chính là nỗi tuyệt vọng, vì tuyệt vọng mà buông bỏ hy vọng và nỗ lực.
Chẳng có dòng sông nào mãi mãi tuôn trào tung bọt trắng xóa, cũng chẳng có con đường nào chỉ toàn trắc trở bùn lầy, chỉ cần bạn tin rằng, dù có đối diện với thử thách thì vẫn còn một tia hi vọng, giữ vững thái độ tích cực, không dễ dàng cúi đầu nhận thua, vậy thì, thất bại và trắc trở chính là mảnh đất màu mỡ nhất để bạn gieo trồng hy vọng, là nấc thang để bạn tiến thân thành một người thợ lành nghề.