Bên dưới,ườihànhkhấtmùtìmmẹtrongvôvọđội hình eintracht frankfurt gặp borussia mönchengladbach cây gậy bằng nhựa được cột dính vào ampli. Một chiếc bao nhựa mở miệng được kết dính với tay áo ...
Anh không nhìn bất cứ ai. Gương mặt anh ngơ ngác, đôi mắt anh nhắm lại. Đôi tay anh đặt lên cây đàn và những tiếng đàn tiếp tục vang lên.
Dường như sinh hoạt ở chợ chậm lại bởi tiếng đàn của anh. Tiếng đàn vừa réo rắt vừa thiết tha. Một cảm giác vừa ngọt ngào vừa da diết đang lắng đọng trong tâm tư mỗi người.
Anh Hồ Nhật Hạ, người hành khất mù. |
Anh cất tiếng hát: "Cuộc đời ai biết được nỗi sầu đau, Mẹ ơi có lẽ rồi đây con sẽ mang nhiều khổ lụy ...
Mẹ ơi, con đang ngoi lên giữa tro tàn buồn bã, đôi mắt còn đâu để tìm mẹ vui ... cùng."
Câu vọng cổ vừa xuống. Chung quanh anh bỗng chốc im lặng hẳn. Tiếng hát của anh như rót vào tim vào lòng mọi người những cảm giác đau buồn tê tái.
Chị bán hàng rau nói với chúng tôi, cậu ấy mới đến hát ở chợ này sáng nay đó. Lần đầu tiên chúng tôi được nghe bài hát quá mùi. Không biết có phải tâm trạng của cậu ấy không?
Không đông như những chợ khác, chợ Nguyễn Chế Nghĩa trên đường Nguyễn Chế Nghĩa (P.12 Q.8 TPHCM) vắng vẻ. Ít khách nên mua bán chậm chạp. Cũng chính vì thế, nhiều chị tiểu thương đã lắng nghe anh hát và tỏ ra rất xúc động.
Cảm thông. |
Anh hát một bài cổ nhạc viết về mẹ. Bài hát kể lại câu chuyện một người con mù đã bao năm xa mẹ, không biết mẹ là ai đã bỏ công đi tìm mẹ khắp nơi... Hết bài này, anh tiếp bài khác. Đến bài "chiếc áo người phiêu bạt", chúng tôi chợt lặng người khi nghe:" Mẹ ơi, con chỉ là kẻ hàn vi giữa dòng đời giông bão có biết về đâu tìm mẹ giữa muôn trùng".
Anh tên Hồ Nhật Hạ, 33 tuổi, sinh ra tại Bình Đại (Bến Tre). Anh không biết cha mẹ mình là ai. Chỉ biết từ nhỏ sống với thầy Võ Bá Sơn là một người tu tại gia.
Thầy từng kể cho anh nghe, khi anh vừa sinh ra mẹ đem đến gởi nhờ thầy nuôi giúp vài tháng vì có chuyện cần giải quyết. Rồi mẹ đi luôn đến bây giờ. Đến năm lên 4 đôi mắt Hạ bị mù sau lần bệnh đậu mùa.
Thầy Sơn nuôi Hạ lớn lên, cho Hạ theo các nhạc sĩ dân gian học nhiều loại đàn. Ngoài ghi ta là đàn chính, Hạ còn có thể chơi nhiều nhạc cụ khác như đàn cò, trống, kèn, và rất mê đàn organ.
Hạ nói với chúng tôi, em rời Bình Đại sau khi thầy mất. Lưu lạc nhiều nơi, chỗ nào ai cho ở nhờ thì ở. Hiện giờ em đang ở trọ tại khu phố 1B thị trấn Cần Đước (H. Cần Đước, Long An).
Sau khi người thân duy nhất là thầy Sơn qua đời em phải tự bươn chải kiếm sống. Em thường vừa hát vừa bán vé số. Sau nhiều lần bị giật, em không bán nữa mà chỉ đi hát. Em hát những bài hát về mẹ. Em muốn tìm lại mẹ nhưng có biết mẹ là ai, còn hay mất. Em chỉ biết một chi tiết duy nhất do thầy kể lại, mẹ em tên Hồ Tuyết Lan, nhưng em vẫn hi vọng là sẽ tìm được. Nói đến đây, giọng của Hạ như nghẹn lại. Ngừng một lúc lâu, đầu gục xuống, Hạ nói, mong có ngày gặp mẹ.
Rồi tiếng đàn vang lên. Một bài hát về mẹ được Hạ tiếp tục. Mẹ của Hạ đang ở nơi đâu, có nghe tiếng gọi của con không? Tiếng hát của Hạ vừa nỉ non vừa ai oán. Mọi người đi chợ nghe qua ai nấy cũng mủi lòng. Những đồng tiền nhỏ được bỏ vào túi nylon cho Hạ...
Mỗi sáng, Hạ dậy sớm đi xe bus đến chợ. Khi chợ này khi chợ khác. Hát cho đến trưa, nếu khỏe đi hát tiếp, không khỏe thì về. Mọi sinh hoạt chợ búa, nấu nướng Hạ đều tự làm không nhờ vả đến ai ...
"Người sáng mắt mưu sinh còn cực khổ huống hồ chi em. Em chỉ mong cố gắng tằn tiện chi tiêu dành dụm mua cây đàn organ đề có phương tiện phục vụ đám tiệc, ma chay. Ngoài ra giờ rảnh truyền thụ âm nhạc lại cho những bạn nào muốn học".
Chúng tôi đồng tình với Hạ và mong muốn anh đạt được ước nguyện. Từ giã anh, cũng là lúc tiếng hát anh cất lên. Biết đâu trong lúc nào đó, mẹ anh sẽ nghe được tiếng gọi của con...
Cặp vợ chồng không ngờ đứa con mà mình nhận nuôi từ khi 3 tháng tuổi đã đưa cuộc sống của họ sang một trang mới.