Vấn đề thúc đẩy phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam,ùiQuangNgọcStartupcầnđượcđàotạovềquảntrịcôkèo nhà cái 6 hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp là một nội dung được tập trung trao đổi, thảo luận tại buổi làm việc giữa một số đơn vị chức năng của Bộ TT&TT với Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam, do Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chủ trì ngày 27/5/2016.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng khẳng định, cần đẩy mạnh các ứng dụng startup, phong trào khởi nghiệp hướng tới Internet of Things - không chỉ con người mà vạn vật đều sẽ kết nối qua nền tảng Internet để sẵn sàng cho thế giới phẳng. Phát triển các ứng dụng kết nối với các lĩnh vực gần gũi, căn bản như giáo dục, y tế... Trước đó, quan điểm này cũng đã được Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh trong phát biểu với cộng đồng doanh nghiệp CNTT tại lễ trao Danh hiệu Sao Khuê 2016 vào ngày 23/4 vừa qua.
Chia sẻ tại buổi làm việc này, ông Bùi Quang Ngọc, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc FPT cho biết, năm 2016 đã được chọn là năm quốc gia khởi nghiệp và thực sự là thanh niên Việt Nam được đánh giá rất cao về tinh thần khởi nghiệp. “Tuy nhiên, từ tinh thần để ra sản phẩm là một nấc. Có sản phẩm rồi, thương mại hóa được hay không lại là một nấc nữa. Để ra được sản phẩm cuối cùng, có tới mấy nấc”, ông Ngọc nói.
Khẳng định các doanh nghiệp nhỏ có thế mạnh trong lĩnh vực khởi nghiệp, vị CEO này cũng chia sẻ, đối với khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và cả các doanh nghiệp lớn như FPT không mạnh. FPT đã chuyển sang hướng thành lập Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp. Hiện nay, mỗi năm FPT bỏ ra khoảng 2 triệu USD vào Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, tham gia cùng các Quỹ khác thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp để sao cho có được sản phẩm mới và nấc cao hơn nữa là thương mại hóa được sản phẩm đó.
Cho rằng khởi nghiệp cũng là một loại thời cơ, ông Ngọc nhận định: “Ưu thế của Việt Nam là thanh niên đông và các em tiếp thu công nghệ rất nhanh, có nhiều ý tưởng. Nhưng những yếu tố này vẫn chưa đủ, mà còn cần phải làm sao để các em có tri thức về công nghệ, ngoại ngữ và cả về quản trị công ty. Đặc biệt, khi chúng ta tham gia vào nền kinh tế số của thế giới - một nền kinh tế không giới hạn biên giới, thì việc đào tạo ngoại ngữ và quản trị công ty, bên cạnh đào tạo công nghệ lại càng cần thiết”.
Riêng về công nghệ, theo ông Ngọc, hiện nay ngành GD&ĐT Việt Nam đang có những lạc hậu nhất định về chương trình, chưa cập nhật được kiến thức về những công nghệ mới nhất. Đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Ông Ngọc cho hay: “Câu chuyện ở FPT là một ví dụ. Mỗi năm chúng tôi cần từ 3.000 - 4.000 lập trình viên nhưng không bao giờ tuyển đủ. Một trong những cản trở sự phát triển của FPT hiện nay chính là khó khăn về nguồn lực. Mặc dù cả nước có nhiều cơ sở đào tạo nhưng sau khi tuyển về, để đạt yêu cầu của doanh nghiệp cũng không phải dễ, bản thân FPT cũng đã phải đào tạo thêm rất nhiều”.