Chưa chắc chắn khu vực điện Kính Thiên là trục trung tâm từ thời Lý,ềupháthiệnmớitạikhuvựcđiệnKínhThiêsoi keo nice nhưng kết quả khảo cổ học mới nhất chỉ ra, đó là trung tâm từ thời Lê Sơ. Đây là một trong số những điểm mới của kết quả khai quật khảo cổ trục trung tâm Hoàng thành Thăng Long năm 2013.
Hình ảnh khu khai quật khảo cổ tại điện Kính Thiên. Ảnh: H.Nguyên Hình ảnh khu khai quật khảo cổ tại điện Kính Thiên. Ảnh: H.Nguyên
Nội dung này được công bố tại hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 49, do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội tổ chức tuần qua. GS Tống Trung Tín - tham gia dự án khảo cổ này - nhắc lại, sau khi UNESCO công nhận Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới, dòng đầu tiên trong 8 khuyến nghị là tiếp tục công việc khảo cổ tại khu vực trung tâm.
Thực tế khu vực 18 Hoàng Diệu được coi là tàm tạm, vì việc khảo cổ đạt đến 50%, trong khi khu vực trung tâm từ Cột Cờ, Đoan Môn, điện Kính Thiên, Bắc Môn vẫn chưa được nghiên cứu kỹ. Từ năm 2011 đến nay, năm nào Bộ VHTT&DL, UBND TP Hà Nội đều cho tiến hành khai quật khu vực trục trung tâm bên thành cổ Hà Nội.
Cụ thể, tại báo cáo kết quả do Đỗ Đức Tuệ đại diện nhóm khai quật trình bày, năm 2012 sau khi phát hiện đường nước thời Lý rất lớn, năm 2013 các chuyên gia mở hố khai quật ở phía Tây và phía Bắc với tổng diện tích 1.000m2. Đáng nói là địa tầng hố khai quật rất đầy đủ các thời kỳ, dưới cùng là thời Đại La, trên là thời Lý thế kỷ 11, 12, trên nữa là thời Trần, Lê, Nguyễn.
“Trước kia khu 18 Hoàng Diệu cũng phát hiện nhiều thời kỳ chồng lên nhau, trong đó có thời Đại La, nhưng rất ít kiến trúc thời Lê Sơ, Lê Trung Hưng, thời Trần, chỉ thời Lý chủ yếu. Khu vực khảo cổ ở điện Kính Thiên này thấy cả bốn thời kỳ đều nhiều như nhau. Có lẽ do tính chất trục trung tâm giữ lại được nhiều”, PGS.TS Tống Trung Tín bổ sung.
Vết tích Đại La ở khu trung tâm dày đặc, nhiều đồ gốm. Một số vết tích kiến trúc thời Lý là móng trụ sỏi hai hàng cột, các hố cắt xuống đều gặp nền gạch vuông màu đỏ rất đẹp thời Lý. Đường nước thời Lý mới tìm thấy năm 2013, nằm vuông góc với đường nước lớn năm 2012. Trong cuộc khai quật năm nay, các chuyên gia tiếp tục tìm thấy vị trí bắt góc của đường nước lớn này.
Di tích kiến trúc thời Trần thể hiện ở dấu vết một kiến trúc bốn hàng cột, được gia cố hố móng bằng ngói. Khi so sánh với các móng trụ thời Trần ở 18 Hoàng Diệu chuyên gia thấy những nét tương đồng: Dùng ngói đỏ đồng, có hố được gia cố bằng sành.
Trong các di tích thời Trần, phát hiện đường nước rất lớn nằm ở cạnh phía bắc của đường nước thời Lý, có đoạn bẻ gấp lên phía bắc và phía đông của hố khai quật.
Trong các cuộc khai quật từ 1999 đến nay, lúc nào cũng phát hiện ra sân thời Lê lát bằng gạch vồ. Tuy nhiên, đợt vừa rồi các nhà khảo cổ học phát hiện bức tường lớn, rộng 1,7m tiếp tục đi về phía nam và bắc của khu khai quật.
Móng gia cố bức tường, ngay ở phía dưới vết tích kiến trúc thời Lê Trung Hưng còn tìm thấy vết tích thời Lê Sơ thế kỷ 15, 16 với bốn hàng cột, một vài mảng nền, ngoài ra còn một vài vết tích tiêu biểu là gạch tráng men xanh.
Có người tiếp tục thắc mắc, điện Kính Thiên có đúng trục trung tâm hay không? Đây là vấn đề gây tranh cãi nóng bỏng nhiều năm qua. Cho đến nay, theo PGS.TS Tống Trung Tín, các chuyên gia qua nhiều cuộc khai quật chứng minh thành bậc chạm rồng của điện Kính Thiên đúng là được xây dựng năm 1467, đặt nguyên vị từ đó đến nay, còn các vị trí khác được làm lại hoặc thời Nguyễn xây đè lên.
“Các hoạt động nghiên cứu khảo cổ học những năm qua đều tập trung ở khu vực này. Qua ba cuộc khai quật từ 2011 đến nay đã xác định được toàn cảnh khu vực Đoan Môn, Kính Thiên chắc chắn là trung tâm Hoàng thành từ Lê Sơ được tiếp tục cho đến thời Mạc.
Nét mới này được chứng minh, chứng tỏ nhiều người trong đó cả tôi cũng nhầm vì cho rằng khu vực này vào thời Lê Sơ có một thời kỳ thôi, nhưng bây giờ chứng minh được có hai lớp Lê Sơ và Lê Trung Hưng chồng lên nhau.
Điều đáng ngạc nhiên là hiện nay các nhà khảo cổ học, văn hóa, lịch sử cùng nghiên cứu và giải mã: Thời kỳ Lê Trung Hưng là thời kỳ chiều tàn của chế độ quân chủ thời Lê nhưng kiến trúc có giá trị to lớn. Trong khi thời Lê Sơ thường được hiểu là kiến trúc rất to lớn và Hoàng thành kéo dài tận sông Tô Lịch, thì kiến trúc lại chỉ nhỏ bằng một phần tư của thời Lê Trung Hưng”, PGS.TS Tống Trung Tín nói.
Ông cho biết thêm, cuộc khai quật năm 2014 (kết quả khảo cổ được công bố vào năm sau), đường nước lớn thời Lý mới phát lộ không đơn giản như trước, dù sau cuộc hội thảo đầu bờ có nhiều giả thiết trong đó tạm thời được cho là để thoát nước. Điểm phức tạp của đường nước này chính là vì tưởng nó kéo dài sang phía bắc như năm 2013, nay kéo dài xuống phía nam (Đoan Môn).
Phát hiện đàn Tế trời ở Hoàng thành Thăng Long GS Phan Huy Lê chia sẻ trong tọa đàm tại Hội sách Hà Nội năm 2014, phát hiện chưa từng công bô - đàn Tế trời, nằm trong khuôn viên Hoàng thành Thăng Long, tại chân Nhà Quốc hội mới. Theo ông, đàn Tế trời thậm chí được xây dựng trước cả đàn Xã tắc, có kiến trúc “kỳ lạ”, gồm hai vòng tròn đồng tâm, chưa từng thấy ở quốc gia nào khác trong khu vực Đông Nam Á, và cả Trung Quốc. Sau khi phát hiện, các chuyên gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cuối cùng khu vực phát lộ di tích - ban đầu dự định là hầm gửi xe - được giữ nguyên vẹn. |
Theo TP