Tiếc nuối và hai từ "giá như"
Do nghi ngờ học sinh mang thuốc lá điện tử vào trường,ụgiámthịyêucầuhọcsinhcởiđồĐằngsautiếngkhóccủacôhiệuphókeo bóng đá một giám thị ở Trường Phổ thông dân lập Hermann Gmeiner (Gò Vấp, TP.HCM) đã yêu cầu 8 nam sinh cởi đồ để kiểm tra.
Sự việc gây xôn xao dư luận, thầy giám thị nhận khuyết điểm và chủ động xin nghỉ việc.
Sự việc cũng khiến bà Võ Thị Lan Hương - Hiệu phó phụ trách trường, đã phải bật khóc. Bà Hương khóc vì hơn 30 năm xây dựng, uy tín của nhà trường trong phút chốc bỗng tan tành.
Bà cũng buồn cho một giáo viên trẻ vừa ra trường làm việc rất tốt nhưng quá non kinh nghiệm, cách xử lý nóng vội. Bà cảm thấy tiếc nuối cho người thầy này trong phút chốc không kiểm soát được cơn nóng giận, đã phải nhận bài học cay đắng, đau đớn khi mới bước chân vào nghề.
“Thầy giáo trẻ lắm, sinh năm 1999. Thường ngày, thầy là một người có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc. Khi làm việc với Ban giám hiệu trường, thầy giáo khóc rất nhiều. Thầy sẽ rút được kinh nghiệm từ sự việc đáng buồn này”- bà Hương chia sẻ với PV VietNamNet.
Bản thân bà cũng tiếc nuối vì: “Giá như hôm đó, tôi ở trường chắc chắn sẽ không xảy ra câu chuyện trên”.
Bài học nào cho giám thị?
Cách làm của giám thị Trường phổ thông dân lập Hermann Gmeiner là chưa khoa học và đúng tính chất sư phạm là nhận định của nhiều độc giả báo VietNamNet.
Người đọc DoVanKhoa bình luận: “Người ta thường nói: “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Vì vậy, để quản lý các em cũng cần tuân thủ quy định, pháp luật. Đối với giáo viên, quyền hạn đã ghi rõ trong Luật Giáo dục, không nên có những hành vi vượt quá giới hạn làm tổn thương con trẻ. Nếu các cháu cố tình vi phạm, nhà trường nên lập biên bản và báo cáo cấp trên đồng thời nhờ cơ quan chức năng xử lý theo luật hiện hành”.
Một số độc giả khác cũng đồng tình với nhận định cách làm của giám thị là chưa phù hợp trong môi trường giáo dục. Độc giả Mạnh Cường Nguyễn nhìn nhận: “Không có bất cứ lý do nào có thể biện minh cho hành động và cách hành xử lý trên. Vì vậy cần kỷ luật để răn đe, còn các em học sinh sai tới đâu xem xét và xử lý tới đó”.
Tuy nhiên, cũng không ít độc giả có cái nhìn cảm thông với giám thị trên. Độc giả Đức Nguyễn cho rằng: “Cách kiểm tra chưa có tiền lệ này của thầy giám thị quả thật “táo bạo”. Tuy nhiên, nếu xét thấy không có hành vi nào xâm phạm thân thể học sinh, nên yêu cầu giám thị này làm kiểm điểm. Với các học sinh trong vụ này, nhà trường cũng cần tìm hiểu thấu đáo tại sao bị thầy giám thị yêu cầu cởi quần áo”.
Nhiều độc giả đồng tình với giám thị khi một số học sinh ngày nay đang dính vào các tệ nạn, trong đó có việc hút thuốc lá.
“Đồ hút thuốc lá điện tử rất nhỏ gọn nếu không kiểm tra kỹ sẽ không thể phát hiện các học sinh đang giấu trong người”, một độc giả viết.
“Dù có hơi phản giáo dục nhưng là biện pháp mạnh cần thiết. Thuốc lá điện tử có chất gây nghiện như ma túy. Nhà nào có con bị nghiện mới thấy cảm ơn thầy giáo vô cùng”.
“Với các học sinh hút thuốc lá điện tử, nếu không làm mạnh tay sẽ không thể ngăn chặn, như thế còn nguy hiểm hơn cho tương lai các cháu và gia đình. Tôi ủng hộ thầy giám thị", một người đọc khác đồng tình.
Độc giả LuongMinhDung cũng khẳng định: “Thuốc lá điện tử nguy hiểm hơn nhiều so với thuốc lá thông thường vì tinh dầu có thể chứa ma túy. Nhà trường cần giám sát nghiêm ngặt. Nhà đã từng có con hút thuốc lá điện tử như bị nghiện, trầm cảm nên tôi mong trường cứ thật nghiêm khắc”.
Còn theo độc giả Thế Hùng: “Chỉ có thầy cô trong cuộc mới hiểu được những gì đang trải qua. Những người ở ngoài cứ nói phải làm thế này, làm thế nọ. Khi xử lí học sinh là sự việc đã đến cùng rồi vì trước đó các giáo viên đã nhắc nhở rất nhiều.
Có nhiều học sinh dù sử dụng điện thoại trong lớp, thầy cô bắt được, những vẫn "trương gân trương cổ" chối bay chối biến. Nhưng hễ giáo viên xử lý là lấy quyền con người ra để bao biện, phản công. Các em đâu có chịu nhận lỗi về mình dù đã vi phạm nội quy, quy định của nhà trường.
Cứ tuyên truyền giáo dục tích cực nhưng học sinh bây giờ nếu chỉ nói nhẹ không bao giờ nghe. Nếu nói nhẹ nhàng mà nghe, giáo viên cần gì căng thẳng? Thầy cô giáo nào đang mắng học sinh chứng tỏ họ đang quan tâm, lo lắng. Giáo viên để mặc kệ thì hậu quả các em và gia đình phải gánh chịu”.
Độc giả Hòa Bình R-O-K để lại bình luận: “Bây giờ hễ động tới học sinh là giáo viên bị vùi dập. Thế nên có những giáo viên không thèm để ý tới học sinh, chỉ biết dạy theo giáo trình là hoàn thành nhiệm vụ còn lại học sinh tự lo.
Vì vậy mới có những học sinh mang chất kích thích đến lớp học, mang cả bụng bầu đến lớp, mang dao mã tấu đến trường...”.