Lấy dịch để xét nghiệm Covid-19. Ảnh: AP |
Bài viết được đăng tải trên tờ Thời báo Ấn Độ. Theêngiaquốctếphântíchthànhcôngđẩylùu19 ngao ông Pradhan, một trong những khía cạnh quan trọng trong chính sách y tế công của Việt Nam là khả năng ngăn chặn bệnh truyền nhiễm lây lan cực tốt song nỗ lực này lại chưa nhận được sự chú ý đúng mức mà nó xứng đáng nhận được từ cộng đồng quốc tế.
Viện Lowy, một tổ chức tư vấn, ngày 28/1/2021 đã công bố một danh sách xếp hạng 98 quốc gia và những thành công của các nước này trong kiểm soát đại dịch Covid-19 do virus corona gây ra. Việt Nam xếp thứ hai, chỉ sau New Zealand.
Thành công của Việt Nam càng sáng chói hơn khi có liên kết chặt chẽ về mặt địa lý với Trung Quốc. Thêm nữa, vào đúng thời điểm virus corona bùng phát ở Trung Quốc, rất nhiều người Việt Nam từ Trung Quốc về nước để đón năm mới. Tiếp đó, các tàu thuyền Trung Quốc thường xâm phạm các Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và các ngư dân Việt Nam thường tiếp xúc với các binh sĩ, lực lượng tuần duyên của Trung Quốc.
Việt Nam đã phải đối mặt với một số đợt dịch bệnh như vậy kể từ năm 2003 và đã kiềm chế được chúng một cách khéo léo như Đại dịch SARS năm 2003, các ca nhiễm cúm gia cầm ở người trong khoảng thời gian 2004 và 2010. Thậm chí là trong năm 2020, Việt Nam phải đối mặt với ba đợt lây nhiễm, lần lượt là vào tháng 1, tháng 3 và tháng 7. Trong cả ba đợt dịch Covid-19 tấn công, Việt Nam đều thành công trong việc ngăn chặn bệnh dịch lây lan, luôn giữ số lượng bệnh nhân ở mức thấp và số ca tử vong ít.
Việt Nam phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên vào ngày 23/1 và mau chóng thực hiện các bước kiểm tra sự lây lan của virus. Việt Nam đã thành lập ngay lập tức một ủy ban chỉ đạo quốc gia để điều phối chiến lược tổng thể của chính phủ. Việc đánh giá rủi ro cũng được tiến hành ngay. Các cơ sở giáo dục tại những vùng bị ảnh hưởng lập tức được đóng cửa.
Tại Vĩnh Phúc, một tỉnh phía bắc cách thủ đô Hà Nội khoảng 1h lái xe, lệnh phong tỏa được áp dụng tại khu vực Sơn Lôi, các bệnh nhân được cách ly và những người mà họ tiếp xúc gần được đưa vào những khu cách ly trong ít nhất 14 ngày. Việt Nam cũng kích hoạt sàng lọc cộng đồng trên diện rộng ngay sau khi có bằng chứng đầu tiên về sự lây lan trong cộng đồng.
Việt Nam đã đóng cửa biên giới, áp đặt phong tỏa, thiết lập các khu cách ly quy mô lớn và tiến hành kiểm tra, truy vết tiếp xúc ráo riết thông qua ứng dụng ngay trong giai đoạn đầu của dịch. Việc Nam cũng theo dấu người tiếp xúc cấp 2,3,4 với người nhiễm bệnh, đưa ra các chính sách kiểm dịch nghiêm ngặt.
Khi Trung Quốc thông báo ca tử vong đầu tiên do virus corona, Việt Nam ngay lập tức tiến hành kiểm tra sức khỏe tại sác sân bay, với tất cả các hành khách đều được đo nhiệt độ. Việt Nam dừng toàn bộ các chuyến bay với Trung Quốc ngay trong giai đoạn đầu và sau đó là dừng mọi chuyến bay quốc tế. Việc nhận diện các điểm nóng và tiến hành những bước cần thiết để cô lập một vùng đã được Việt Nam triển khai từ sớm.
Tháng 3/2020, Việt Nam hứng chịu đợt tấn công thứ hai của dịch Covid-19. Ngay sau khi ca nhiễm đầu tiên của đợt dịch thứ hai được phát hiện, Chính phủ Việt Nam đã truy vết và cô lập khoảng 200 người có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh. Một số biện pháp khác nhằm kiểm soát lây nhiễm đã được thiết lập. Việc xét nghiệm tại những khu vực được xác định lây nhiễm cũng được mở rộng. Các trường học phải đóng cửa, người dân được yêu cầu đeo khẩu trang.
Làn sóng lây nhiễm thứ ba tấn công Việt Nam vào tháng 7/2020. Sau 99 ngày không có ca nhiễm mới, Covid-19 tái xuất vào ngày 25/7. Thời điểm này, thành phố ven biển Đà Nẵng - một điểm du lịch hút khách, trở thành tâm điểm của làn sóng lây nhiễm mới. Virus corona nhanh chóng lan ra Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tới cuối tháng 12, 2.362 người bị nhiễm, 35 người tử vong.
Việt Nam lại áp dụng những chiến lược đã thành công trong việc chấm dứt các đợt bùng phát trước để ngăn chặn đợt dịch mới: Đó là phong tỏa có mục tiêu, cấm đi lại, dừng các hoạt động kinh doanh, cách ly diện rộng và làm xét nghiệm rộng khắp. Tới giữa tháng 9/2020, 61.968 người được theo dõi, 998 người được cách ly tại các cơ sở y tế, 15.619 người được cách ly tại các trung tâm cách ly tập trung và 45.351 người tự cách ly tại nhà.
Kết quả là, số người nhiễm virus và tử vong vì Covid-19 ở Việt Nam rất thấp. Điều này có được là do những hành động kịp thời. Một yếu tố giúp Việt Nam chặn dịch thành công đó là kinh nghiệm đối phó với các đợt dịch tương tự như đề cập ở trên. Do đó, Việt Nam có cơ sở hạ tầng thích hợp để đối phó với đại dịch. Việt Nam cũng đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống y tế, với chi phí y tế công trên đầu người tăng trung bình 9% mỗi năm, từ 2000 tới 2016.
Ba khía cạnh trong ứng phó với đại dịch Covid-19 của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, Việt Nam kiên quyết phản ứng với sự bùng phát của tất cả các làn sóng virus. Việt Nam dừng mọi chuyến bay tới từ Trung Quốc đại lục, tiếp đó là dừng các chuyến bay quốc tế ngay sau khi phát hiện đợt dịch thứ hai. Việt Nam cũng dừng cấp thị thực và đón du khách.
Chính phủ Việt Nam cũng đưa ra quyết định quyết liệt nhằm sơ tán 80.000 du khách khỏi Đà Nẵng. Thành phố tiến hành các quy trình khử trùng trên diện rộng nhằm kiểm soát sự lây lan của Covid-19 và siết chặt kiểm soát đi lại. Việc phong tỏa toàn bộ Đà Nẵng cũng được áp dụng. Một bệnh viện dã chiến 500 giường dành để chữa trị bệnh nhân Covid-19 được dựng lên.
Thứ hai, cách xác định và cách ly các ca nghi nhiễm của Việt Nam là dựa trên nguy cơ lây nhiễm dịch tễ học của nhóm này. Nếu các ca nghi nhiễm đã tiếp xúc với một ca được xác định đã nhiễm virus hoặc đi tới quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thì những đối tượng này sẽ bị cách ly và làm xét nghiệm cho dù không có dấu hiệu nào của bệnh. Điều quan trọng là, tỷ lệ những ca không bộc lộ triệu chứng khá cao (43%) cho thấy, cách tiếp cận này là yếu tố then chốt góp phần vào việc ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng ngay từ giai đoạn đầu.
Thứ ba, Việt Nam thành công trong việc tìm kiếm sự hợp tác từ các công dân thông qua chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng một cách hiệu quả. Người dân tuân thủ chặt chẽ quy định cách ly xã hội. Việt Nam một lần nữa khuyến khích hệ thống giám sát khu phố, và sự hợp tác của người dân là rất tốt. Do trước đó đã phải đối mặt với các bệnh tương tự trước đó nên người dân dễ dàng và sẵn sàng áp dụng các biện pháp cần thiết.
Việt Nam cũng chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia khác trong ASEAN và tham gia một số cuộc họp quốc tế trực tuyến, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp đối phó với đại dịch. Việt Nam cung cấp các thiết bị y tế và bảo hộ cần thiết không chỉ cho khu vực mà còn cho cả châu Á, châu Âu, Mỹ và Nam Mỹ. Việc làm này được các quốc gia khác khen ngợi và hình ảnh quốc tế của Việt Nam được cải thiện đáng kể.
Về bản chất, thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát virus phụ thuộc vào 3 yếu tố: truy vết tiếp xúc ở 4 cấp độ, tiến hành xét nghiệm một cách chiến lược và truyền tải thông điệp rõ ràng về cách ly xã hội, sử dụng khẩu trang, cách ly khi cần thiết, tất cả đều được người dân tuân thủ.
Việt Nam hành động rất nhanh và kiên quyết phong tỏa khi cần thiết, kèm với việc xét nghiệm một cách chiến lược. Những bước đi này đã giúp Việt Nam kiểm soát đại dịch trong tất cả các đợt tấn công của virus corona, giữ số người tử vong ở mức thấp dù có tới 97 triệu dân. Trên thực tế, Việt Nam đã nổi lên như một hình mẫu trong việc đối phó với virus corona.
Hoài Linh
Báo điện tử Business Insider cho rằng, Việt Nam đáng được ghi nhận nhiều hơn vì khả năng khống chế dịch Covid-19 trong thời gian ngắn bằng mô hình phòng chống virus giá rẻ với các bước bảo đảm an toàn cơ bản.