LTS: Nhân dịp kỷ niệm 50 nămngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào; 35 năm ngày ký Hiệp ước hợptác hữu nghị Việt Nam - Lào và chào mừngNăm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012,ýsựNgượcdòngMêtài xỉu bóng đá được sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnhủy, đoàn cán bộ, phóng viên báo chí Bình Dương vừa có chuyến thăm và làm việctại tỉnh Champasak, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Dưới đây là những ghinhận mà chúng tôi vừa thực hiện trong chuyến đi đầy ý nghĩa này...
>> Video clip Ngược dòng Mê-kông
>> Một thoáng Chămpasắc
Thác Khon PhaPheng, thắng cảnhnổi tiếng của Champasak Ảnh: T.ĐỒNG Lào- Việt Nam, hai nước láng giềng cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùngtắm chung dòng nước Mê-kông chở nặng phù sa. Từ xưa đến nay, nhân dân hai nướcluôn gắn bó với nhau bằng tình cảm thủy chung, son sắt, tình cảm ấy đã được tôiluyện trong suốt những năm tháng chiến tranh gian khổ cùng chung một chiến hàođánh giặc. Đi thăm đất nước Lào tươi đẹp, thân thiện, mỗi cá nhân trong chuyếnhành trình đều chung một suy nghĩ là đi thăm người anh em cùng chung một bánđảo. Hay nói như các cán bộ, phóng viên trong đoàn, rằng: “Đến với nước Lào lầnnày chúng ta như trở lại quê hương thứ hai của mình”. Thật vậy, một chuyến đisâu nặng nghĩa tình!
Hành trình xuyên Đông Dương
5giờ sáng ngày 19-8, xe chở đoàn chúng tôi bắt đầu khởi hành từ trụ sở Báo BìnhDương. Lộ trình khoảng 120km, đi qua huyện Chơn Thành, TX.Bình Long, huyện LộcNinh của tỉnh Bình Phước là đến cửa khẩu Hoa Lư. Cửa khẩu tọa lạc giữa một vùngbình địa rộng, xung quanh là những cánh rừng cao su xanh mát. Kể từ khi đượckhởi công xây dựng năm 2010, cửa khẩu trông nhộn nhịp và khang trang hơn, xứngđáng gọi là cửa khẩu quốc tế. Ghé thăm cửa khẩu khoảng 1 giờ đồng hồ, vừa đểđợi làm thủ tục xuất cảnh, chúng tôi đã ghi nhận được nhiều cảm xúc của nhữngcán bộ trong đoàn. Đặc biệt là ký ức của những cán bộ trước đây từng tham giachiến đấu chống Pôn-pốt. Một ký ức đau thương đã hằn sâu trong quá khứ đối vớibộ đội Việt Nam và nhân dân vùng biên viễn. Chỉ tay về phía những cánh đồng đểhoang, một cán bộ trong đoàn kể cho tôi về cuộc chiến xảy ra năm 1978. Cuộcchiến mà bè lũ Pôn-pốt đã gây nên tội ác man rợ đối với nhân dân vùng biêngiới. Cho đến những năm hòa bình, tàn dư chiến tranh ở khu vực này vẫn còn inrõ. Đó là những cánh đồng bỏ hoang không có người ở. Phía Campuchia thấy càngvắng vẻ hơn. Những năm đầu sau chiến tranh, nhân dân hai nước Việt Nam -Campuchia ở gần biên giới thường phụ giúp nhau trong những mùa thu hoạch. Thếmới thấy, tình cảm của người dân hai nước luôn gắn bó thủy chung, mặc cho lịchsử trải qua bao cuộc bể dâu...
Dòng Mê-kông chở nặng phùsa Ảnh: T.ĐỒNG
Rờicửa khẩu Hoa Lư vào khoảng 12 giờ trưa, đoàn chúng tôi bắt đầu đặt chân vào địagiới tỉnh Kratie của Campuchia. Con đường xuyên Á khang trang hiện ra như mộtthảm lụa dài. Đường đẹp nhưng còn vắng vẻ. Hai bên đường thấp thoáng những cánhrừng cao su vừa đâm chồi nảy lộc, báo hiệu cho thấy vùng đất chết đã hồi sinh.Điều mà chúng tôi ghi nhận khi qua vùng đất này là những cánh đồng rộng mênhmông nhưng phần lớn còn để hoang, dân cư sống rất thưa thớt, xe chạy chừng vàichục km mới thấy vài căn nhà hoặc khu dân cư có kiến trúc kiểu văn hóa Khơ-me.
TừKratie, đoàn đi khoảng 70km đến tỉnh Stung Treng. Đây là tỉnh có kinh tế tươngđối khá, phố xá có vẻ sầm uất hơn. Qua Stung Treng, khoảng 16 giờ, chúng tôi đãcó mặt tại biên giới Campuchia- Lào. Cửa khẩu hai nước hiện ra dưới những cánhrừng nguyên sinh trong yên bình và đẹp. Kiến trúc 2 tòa nhà cửa khẩu bề thế,thể hiện rõ hai nền văn hóa khác nhau. Phía Campuchia nhà cao, kiến trúc mangđậm nét văn hóa của nền văn minh Angkor. Phía Lào, nhà được thiết kế thấp hơntrông giống kiểu nhà rông của các dân tộc Tây nguyên (Việt Nam). Tại cửa khẩucó một chợ bán hàng lưu niệm và ít thực phẩm. Giá cả ở đây so với Việt Namkhông rẻ hơn.
Sau30 phút làm thủ tục, đoàn chúng tôi đặt chân lên tỉnh Champasak (Lào). Điểm đếnđầu tiên là một khu du lịch nổi tiếng ở Đông nam Á.
Khon PhaPheng hùng vĩ
Champasaklà một tỉnh nằm ở phía Nam của nước CHDCND Lào, có dân số 642.000 người, gồm 10huyện, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng và đốingoại. Tỉnh này có diện tích tự nhiên rộng và phong phú, phù hợp về phát triểnnông nghiệp, công nghiệp, thương mại và du lịch. Địa lý chia thành 2 vùng, vùngđồng bằng và vùng cao nguyên, giao thông đường bộ và đường không nối liền vớicác nước láng giềng như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia. Đó là thế mạnh để Champasakmở rộng giao lưu quốc tế.
3dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia đều có chung một điểm rất rõ nét đó là códòng sông Mê-kông chảy qua. Sông nặng phù sa bắt nguồn từ Trung Quốc chảy quathượng Lào xuôi xuống phía Nam và tỉnh Champasak là điểm cuối cùng của dòngsông trên địa phận Lào. Từ đây, dòng Mê-kông tiếp tục chảy qua Campuchia rồinhập vào đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Bởi vậy, cuộc hành trình củachúng tôi từ Campuchia qua tỉnh Champasak là đi ngược lại dòng Mê-kông.
Từcửa khẩu Campuchia - Champasak, xe chạy khoảng 15km, chúng tôi ghé thăm thácKhon PhaPheng hùng vĩ mà ở từ xa đã nghe tiếng sóng vỗ ầm ào. Khon PhaPheng nằmcuối dòng Mê-kông trên đất Lào. Dòng nước đục ngầu phù sa vun đắp cho nhữngcánh đồng lúa của nhân dân 3 nước càng xanh tươi trĩu hạt. Giữa dòng sông rộngbao la là một ốc đảo khá lớn. Chính ốc đảo này đã tạo nên thác Khon PhaPhenghùng vĩ. Dòng nước từ thượng nguồn xuôi về gặp phải ốc đảo bỗng vùng lên dữ dộirồi cuồn cuộn đổ ầm xuống, bọt tung trắng bờ. Từ trên cao nhìn xuống dòng tháctrông như một dãy mây trắng khổng lồ. Khon PhaPheng đẹp nhưng dữ dội. Thác chỉđể ngắm từ xa chứ không ai dám liều mạng xuống bờ vui chơi nói chi đến tắm mát.Do cảnh đẹp hiếm thấy nên thác Khon PhaPheng được tổ chức du lịch quốc tế xếp vàohạng là một trong những thác đẹp của Đông Nam Á. Nhờ vậy mà nhân dân Lào trongnhững năm gần đây đã biến nơi đây thành điểm du lịch quốc tế khá hấp dẫn. Ngườidân Lào vào các dịp lễ, tết cổ truyền, đặc biệt vào dịp tết té nước đầu năm mớihọ đều về đây vui chơi giải trí. Được biết, Ngân hàng ADB đã thông qua quỹ hỗtrợ 20 triệu USD cho ngành quản lý du lịch của Lào và Việt Nam để phát triển hệthống đường bộ kết nối du lịch với Thái Lan. Tỉnh Champasak thuận lợi vì cóđường 13 của Việt Nam, đường số 7 tỉnh Stung Treng miền Bắc Campuchia, trongtương lai sẽ kết nối với đường 14A đến khu du lịch đền Wat Phu để tạo điều kiệncho du lịch Lào phát triển.
RờiKhon PhaPheng hùng vĩ, 18 giờ, đoàn lại bắt đầu ngược dòng Mê-kông về Pakse,thủ phủ tỉnh Champasak. Đoàn xe lăn bánh khi hoàng hôn buông xuống, cảnh vật đãtrở nên yên ắng. Những cánh rừng hiện ra trông xanh thẳm, phía tả ngạn dòngMê-kông là những dãy núi nối nhau kéo dài. Thiên nhiên Lào thật đẹp, bên núi,bên sông, có đồng ruộng xen lẫn cánh rừng như một bức tranh sơn thủy hữu tình.Pakse đón chúng tôi vào ban đêm và điểm dừng chân đầu tiên là ngay tại Công tyTNHH Cổ phần Phát triển Cao su Dầu Tiếng - Việt Lào.
Bướcvào một đất nước lòng thì quen nhưng chân thì lạ. Quen bởi trong tâm tưởngngười Việt xem Lào là dân tộc anh em đời đời gắn bó. Nhưng lạ vì lần đầu chúngtôi đến Pakse. Bởi thế, buổi gặp gỡ đầu tiên, các cán bộ của Công ty TNHH Cổphần Phát triển Cao su Dầu Tiếng - Việt Lào đã trở thành những hướng dẫn viêndu lịch bất đắc dĩ. Pakse về đêm trông yên bình đến vắng vẻ. Nhịp sống đô thịchậm, không nhộn nhịp như phố xá Việt Nam. Hầu như khoảng 21 giờ các hàng quánđều đóng cửa. Tìm hiểu thêm thì được biết, triết lý sống của người Lào là vậy-một triết lý sống an nhiên tự tại và gần gũi.
Chúngtôi về khách sạn khoảng 21 giờ. Những cô gái Lào trẻ đẹp trong trang phụcXinxarong truyền thống vui vẻ: “Xavayđi Việt Nam - Xin chào Việt Nam!” rất thânthiện. Chuyến hành trình xuyên Đông Dương, một ngày ăn cơm 3 nước tuy mệt nhưngcảm thấy thú vị. Mọi người tranh thủ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày mai vớilịch làm việc dày đặc.
KIẾN GIANG
Bài 2: Ấn tượng Pakse