Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu vừa thay mặt Ban Thường vụ ký ban hành Nghị quyết về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức thực hiện "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư,ữliệudâncưlàtàinguyênđặcbiệtquantrọngtrongchuyểnđổisốkết quả chung kết cúp c2 định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc giagiai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
Một số người đứng đầu chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của Đề án số 06
Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu khẳng định: "Đề án 06 của Chính phủ được triển khai, tổ chức thực hiện thời gian qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng". Công tác tuyên truyền được quan tâm, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn thành phố hiểu được mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án.
Các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố, Cổng dịch vụ công quốc gia các bộ, ngành, đảm bảo chính xác, kịp thời phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.
Tuy nhiên, việc triển khai Đề án 06 vẫn còn một số nhiệm vụ chậm tiến độ, quá trình thực hiện có nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin chưa đạt yêu cầu, thiếu đồng bộ; công tác số hóa dữ liệu còn chậm, nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số, nhất là nhân lực có trình độ công nghệ thông tin còn thiếu và yếu.
Nguyên nhân do một số cấp ủy, người đứng đầu các sở, ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Đề án số 06 trong chuyển đổi số nên quyết tâm chính trị chưa cao, trong quá trình triển khai thực hiện còn lúng túng, hiệu quả chưa như mong muốn. Điều kiện bảo đảm về phương tiện, cơ sở vật chất - kỹ thuật và kinh phí đầu tư cho hạ tầng công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu.
Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện Đề án 06
Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ mới được ban hành hướng đến mục tiêu cụ thể ở các nhóm gồm: Nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tiện ích phục vụ công dân số ở giai đoạn 2023 -2025 và 2025 -2030.
Theo đó, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến và được định danh, xác thực điện tử hoặc xác thực, chia sẻ dữ liệu dân cư. 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
100% người dân khi thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa các cấp được định danh, xác thực điện tử trên hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an đã kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia; không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ về dân cư đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cá nhân được lưu trữ điện tử với số định danh cá nhân là một thông tin bắt buộc phục vụ cho kết nối, chia sẻ, tái sử dụng.
Tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh và xác thực điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước... lên ứng dụng VNeID, mã QR của thẻ CCCD gắn chip điện tử; triển khai rộng rãi ứng dụng các tính năng của chip điện tử trên thẻ CCCD ở các lĩnh vực tài chính, hoạt động ngân hàng và một số lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội khác.
Phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động công dân số từ VNeID trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như: y tế, bảo hiểm, giấy phép lái xe, ngân hàng, thanh toán điện tử, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm...
Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ và giải pháp như nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06.
Quán triệt phương châm “pháp luật đi trước một bước và có tính dự báo”,đảm bảo các bước đi mới của Đề án được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, kết nối, chia sẻ rộng khắp trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội.
Xác định dữ liệu dân cư là dữ liệu gốc, là tài nguyên đặc biệt, việc bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chuyển đổi số, phải được duy trì thường xuyên, quyết liệt, quyết định đến sự thành công của Đề án 06.
Từ dữ liệu dân cư, mở rộng kết nối, chia sẻ với các dữ liệu của các sở, ngành, địa phương, các dữ liệu này phải được làm sạch, bổ sung và cập nhật, kết nối đồng bộ vào cơ sở dữ liệu về dân cư, phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và công dân số.
Đặc biệt chú trọng và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống và dữ liệu từ thành phố đến cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đảm bảo nguồn nhân lực tại 3 cấp, đáp ứng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06.
Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức về việc không yêu cầu xác nhận chứng minh nhân dân 9 số và xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức... Hợp tác quốc tế trong quản lý, phát huy giá trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử, nhất là đào tạo nguồn nhân lực.
Quyết tâm của lãnh đạo tạo nên thành công của chuyển đổi số ở Cần ThơĐể lần đầu tiên lọt vào top 5/63 tỉnh, thành về chỉ số chuyển đổi số, Cần Thơ đã rất nỗ lực về mọi mặt, trong đó đặc biệt là quyết tâm của lãnh đạo.