Xe máy,àmgìđểhạnchếcháynổkhisạcxemáyxeđạpđiệnởchungcưkèo bóng đá bet88 xe đạp điện là loại phương tiện tiện lợi, thân thiện với môi trường khi không phát sinh khí thải, tiếng ồn và được sử dụng ngày càng phổ biến. Theo thống kê, Việt Nam hiện có trên dưới 5 triệu chiếc xe máy, xe đạp điện và con số này không ngừng tăng lên.
Tuy nhiên, trong thời gian qua đã có rất nhiều trường hợp bình ắc-quy/pin của xe điện tự phát nổ hoặc chập điện trong quá trình sạc pin khiến rất nhiều người hoang mang về sự an toàn của loại phương tiện này.
Trên thực tế, xe máy, xe đạp điện khi sạc pin tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến cháy nổ. Riêng trong tháng 7 vừa qua đã liên tiếp ghi nhận hai vụ việc cháy chập xe điện gây tổn thấy vô cùng nặng nề.
Cụ thể, ngày 19/7 tại thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức (Hà Nội), hỏa hoạn tại ngôi nhà ở kết hợp với kinh doanh xe đạp, xe máy điện làm 3 người trong gia đình tử vong.
Trước đó, ngày 13/7, tại phường Trung Sơn (thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) một vụ hỏa hoạn đã xảy ra khiến 2 người chết. Nguyên nhân ban đầu được xác định, ắc quy xe điện bị chập khi đang sạc dẫn đến cháy nổ.
Trao đổi với VietNamNet, TS. Hoàng Quốc Việt (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam) cho biết, ắc quy (pin sạc) sử dụng cho xe điện hiện nay có một số loại phổ biến như ắc quy chì axit, ắc quy Nikel metal hydride và ắc quy Lithium-ion (pin Lithium-ion).
Các loại ắc quy sử dụng cho xe đạp điện trước khi ra thị trường đều phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo QCVN 76:2019/BGTVT. Tương tự, các loại ắc quy sử dụng cho xe mô tô điện, xe gắn máy điện trước khi ra thị trường đều phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo QCVN 91:2019/BGTVT.
Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này đều đưa ra các quy định về hiệu năng và an toàn mà ắc quy (pin) cho xe điện cần đạt như điện áp danh định, dung lượng danh định, nạp điện quá mức, phóng điện quá mức, ngắn mạch, khả năng chịu rung động, khả năng chịu nước, thả rơi, ép…
Theo TS. Việt, trong các loại trên, ắc quy Lithium-ion (Pin Lithium-ion) được nhiều hãng xe máy điện, xe đạp điện hiện nay sử dụng với tính ưu việt là mật độ năng lượng cao phù hợp với các thiết bị có tính cơ động.
Nhưng bên cạnh đó, pin Lithium cũng có một số nhược điểm như chi phí sản xuất và chế tạo đắt hơn gần 40% so với pin niken-cadmium; chất điện phân được sử dụng trong pin lithium-ion dễ bắt lửa có thể dẫn đến hỏa hoạn quy mô nhỏ khi bị nóng quá.
"Việc sử dụng các loại sạc không theo tiêu chuẩn hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất có nguy cơ gây nóng pin Lithium-ion trong quá trình sạc. Khi loại pin này bị nóng, dung dịch điện phân có thể bốc hơi làm pin bị trương, khi quá mức có thể dẫn tới dò rỉ dung dịch điện phân ra ngoài, đoản mạch trong và gây cháy nổ. Các loại sạc điện này có dòng điện đầu ra từ vài đến vài chục Ampe nên khi bị chập cũng có thể dẫn đến cháy", vị chuyên gia này phân tích.
TS. Hoàng Quốc Việt cũng đưa ra khuyến cáo, khi sử dụng các loại sạc pin, người dùng cần chú ý đến điện áp và dòng điện đầu ra có phù hợp với pin xe của mình không. Ngoài ra người dùng cũng cần chú ý xem sạc pin có bị hở điện ở đâu không tránh trường hợp bị chập có thể dẫn đến cháy nổ.
"Không chỉ riêng pin trong ô tô, xe máy, xe đạp điện mà rộng ra là các loại pin sạc khác trong gia đình như điện thoại, quạt tích điện,... đều tiềm ẩn các nguy cơ cháy, nổ hay chập điện trong quá trình sạc pin", TS. Việt chia sẻ.
Còn anh Nguyễn Đức Du - Giám đốc một công ty chuyên cung cấp thiết bị PCCC tại Hà Nội cho hay, hầu hết các nhà chung cư mini hiện nay có thiết kế tầng 1 làm nơi để xe máy, xe đạp, trong đó bố trí ổ cắm để sạc xe điện.
Dù dòng điện cho mỗi chiếc xe không quá lớn, tuy nhiên khi sạc cùng một thời điểm với cùng vị trí ổ cắm cũng có thể gây quá tải, nguy cơ chập cháy rất cao. Chưa kể việc chập cháy xe điện rất dễ lan sang xe khác bên cạnh, gây ra phản ứng dây chuyền.
"Các hộ gia đình hay chung cư mini thường không thiết kế cắm sạc xe điện từ đầu, do đó sẽ không tính toán trước được về công suất dòng điện. Nhiều nơi để tiết kiệm chi phí chỉ bố trí dây điện nhỏ ở tầng để xe, không có aptomat riêng nên việc chập cháy do quá tải điện khi sạc pin là rất dễ xảy ra", anh Du nói.
Theo vị chuyên gia này, để hạn chế việc chập cháy khi sạc pin xe điện, người dân nên sử dụng các bộ sạc và pin chính hãng. Không nên độ chế, "đóng" pin cũng như sử dụng các loại pin sạc trôi nổi trên thị trường.
Ngoài ra, khi sạc pin cho xe hạn chế cắm phích điện của nhiều xe vào cùng một đường dây ổ cắm mà có thể chia ra các ổ khác nhau. Nên sử dụng những bộ ngắt điện tự động khi pin đầy, đồng thời nên sạc pin ở những nơi dễ quan sát để tránh rủi ro không đáng có.
Để phòng tránh cháy nổ và hạn chế thiệt hại tài sản liên quan xe điện, Bộ Công an đưa ra khuyến cáo người dân nên trang bị 4 kỹ năng sau:
Thứ nhất,cần lựa chọn, sử dụng xe điện bảo đảm chất lượng, đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm định theo quy định; tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Thứ hai,thực hiện sạc điện theo đúng hướng dẫn và khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo độ bền và an toàn khi sử dụng; không sạc điện cho phương tiện khi phát hiện thiết bị sạc hoặc phương tiện gặp lỗi; khi ắc quy, pin có dấu hiệu phù, nứt… cần thay thế ắc quy, pin mới.
Sau khi sử dụng phải chờ bình điện nguội khoảng 20 phút rồi mới bắt đầu sạc, không sạc ngay sau khi chạy xe, không sạc quá 8 giờ liên tục. Trong quá trình sạc điện phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý ngay khi có sự cố; ngừng sạc điện trước khi ra khỏi nhà hoặc đi ngủ, tuyệt đối không sạc qua đêm và không có người lớn ở nhà.
Thứ ba,không được tự ý điều chỉnh thông số kỹ thuật của phương tiện, thiết bị khác so với yêu cầu kỹ thuật của phương tiện; khi thay thế các thiết bị, linh kiện, ắc quy, pin, bộ sạc… cần lựa chọn đúng chủng loại ắc quy, pin phù hợp.
Thứ tư,đối với xe ô tô điện, cần sạc tại những trạm dành cho ô tô đã được cấp phép theo quy định hoặc sử dụng bộ sạc tại nhà bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Các trạm sạc điện phải được duy trì yêu cầu về giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan đối với các khu vực xung quanh và trang bị phương tiện về phòng cháy, chữa cháy theo quy định; có phương án xử lý tình huống cháy nổ tại khu vực sạc điện.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Điểm danh những vụ cháy xe máy điện khi đang sạcPhần lớn những vụ xe điện bốc cháy đều xảy ra khi đang sạc điện, không có người trông coi và khói lửa bùng lên rất nhanh.