Giữa tháng 5,ẻngộđộcbotulinumởTPHCMđãăngìtrướckhinhậpviệvđqg malaysia chùm ca bệnh đầu tiên nhập viện với chẩn đoán ngộ độc botulinum tại TP.HCM là 3 anh em ruột (từ 10 tới 14 tuổi). Các em được truyền 2 lọ thuốc giải độc BAT nhưng hiện chỉ bệnh nhân N.V.H. (14 tuổi) phục hồi. Đến hôm qua, H. được xuất viện. Mắt em vẫn híp và mệt mỏi.
Chia sẻ với VietNamNet, chị Nguyễn Thị Ngọc Huệ (38 tuổi, chị họ), sống cùng nhà với các em cho biết, ngày 13/5, có 4 người cùng ăn chả lụa kẹp bánh mì.
Bé N.T.X (10 tuổi) cắt cây chả còn bọc kín thành miếng nhỏ và kẹp vào bánh mì. Bé X. ăn một ổ, hai người anh (H. và Đ.) ăn 1,5 chiếc mỗi người. Em N.V. Đ. (13 tuổi) đã ăn chiếc bánh nhiều chả lụa nhất. Hiện nay, Đ. cũng là bệnh nhân có tình trạng nặng nhất trong 3 anh em, được truyền riêng 1 lọ thuốc giải.
Ngoài ra, mẹ chị Huệ (72 tuổi) ăn một vài miếng chả.
Trưa cùng ngày, chị Huệ là người nấu cơm cho gia đình ăn với trứng chiên, canh khổ qua, cá khô. Buổi chiều, các em cùng 2 con của chị Huệ ăn thêm xiên nướng, thịt bò, mực, tôm rồi uống thêm sữa vào buổi tối.
Ngày hôm đó, không ai cảm thấy bất thường. Hôm sau, mẹ chị Huệ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, được uống thuốc và thuyên giảm. Ba anh em Đ., H., X., bắt đầu sưng mắt, đi không vững, người mềm như cọng bún.
Theo gia đình, mọi người cùng ăn nhiều món khác nhau nhưng chỉ ai ăn bánh mì kẹp chả lụa mới bị đau bụng, nôn ói, nhập viện.
Em Đ. được chuyển thẳng vào Bệnh viện Nhi đồng 2. Hai em còn lại được chị Huệ đưa đi phòng khám tư và một bệnh viện khác để xét nghiệm nhưng không ra bệnh. Sau đó, các em lần lượt nhập Bệnh viện Nhi đồng 2 điều trị. Hiện cả bé X. và Đ. đều đang thở máy thông số thấp.
Chị Huệ tâm sự, thời điểm mọi người ăn bánh mì, chị không ở nhà nên không phát hiện chả lụa có vấn đề. Theo lời kể của bé X., cây chả lụa bên ngoài cứng nhưng bên trong mềm nhũn, được gói trong lá chuối màu xanh đen, bên ngoài bọc nilon. Chả cắt ra có mùi nhưng cầm vẫn thấy nóng.
Mặc dù kết quả xét nghiệm các mẫu chả lụa liên quan là âm tính, gia đình chị Huệ vẫn nghi ngờ cây chả bị hỏng là nguyên nhân khiến trẻ nhập viện.
"Khi nhập viện, các bé được lấy máu xét nghiệm chứ không lấy mẫu phân tiêu chảy. Cây chả đã bị ăn hết nên cũng không biết làm sao", chị Huệ chia sẻ.
Theo chị Huệ, 3 anh em ruột có hoàn cảnh rất đáng thương. Nhà nghèo, cha qua đời cách đây khoảng 7-8 năm trước nên người cô (là mẹ chị Huệ, 72 tuổi) đón các em về chăm sóc đến nay.
Hiện tại, gia đình đã đóng tạm ứng 60 triệu đồng tiền viện phí để điều trị cho các bé, nhà hảo tâm hỗ trợ 5 triệu đồng thông qua bệnh viện. Bệnh viện không tính tiền thuốc giải đã truyền cho 3 em (loại 8.000 USD/lọ).
"Thực ra bây giờ tôi cũng không biết sao về chi phí, gia đình đang đuối lắm. Cha mẹ tôi già yếu, tôi làm nội trợ, chồng làm tài xế", chị Huệ nói.
Trước đó, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết kết quả xét nghiệm 15 mẫu bánh mì, chả lụa liên quan đến các chùm ca ngộ độc botulinum không phát hiện độc tố này. Ở chùm ca 3 anh em ruột, do các em đã ăn hết chả lụa nên cơ quan chức năng lấy mẫu bánh mì còn lại để xét nghiệm.
Đến nay, nguyên nhân gây ngộ độc botulinum ở 5/6 ca bệnh của TP.HCM vẫn chưa được xác định. Riêng với người bệnh 45 tuổi (đã tử vong), mẫu phân của bệnh nhân cho thấy có độc tố botulinum type A. Trước nhập viện, ông đã ăn một loại mắm để lâu ngày.
Một bệnh nhi ngộ độc botulinum ở TP.HCM đã hồi phụcSau khi được truyền thuốc giải, 1 trong 3 bệnh nhi ngộ độc botulinum ở TP.HCM cải thiện và phục hồi. Hai trường hợp còn lại vẫn phải thở máy trong thời gian tới.