Quản lý game online còn nhiều bất cập cần giải quyết sớm để lành mạnh thị trường này. Ảnh L.M |
Đã 5 năm,ấtcậpcủaquảnlýxem bong da tivi game online có mặt tại Việt Nam song đến nay công tác quản lý vẫn gây tranh cãi. Thông tư 60 không còn phù hợp nhưng thông tư quản lý mới chưa biết khi nào sẽ có? Trong khi đó, game online đang có quá nhiều bất cập cần giải quyết như vấn đề game bạo lực, quản lý tài sản ảo, quản lý giờ chơi, hoạt động kinh doanh của cửa hàng Internet.
Game bạo lực: Định nghĩa thế nào cho đúng?
Nếu như ở Thái Lan, Đức, Trung Quốc, các cơ quan chức năng vừa càn quét những game bạo lực xuất hiện trên thị trường trong nước thì ở Việt Nam định nghĩa về game bạo lực còn gây tranh cãi. Tại cuộc tọa đàm “Internet-game online có thật sự bổ ích cho con em chúng ta?” được tổ chức vào 6/2009, TS Trần Vĩnh Sa (Phó phòng CNTT, Sở TT&TT TP.HCM) đã thống kê cả nước có 35 game online và có tới 27/35 (77%) mang tính bạo lực, 9/27 game bạo lực (33%) có đối tượng bị tiêu diệt là con người, 10/27 game có góc độ nhập vai không rõ ràng (đâm chém bắn giết không phân biệt tốt xấu). Nhiều ý kiến cho rằng, định nghĩa thế nào là game bạo lực vô cùng khó.
Chẳng hạn các game thủ chơi game bắn súng nhập vai trực tuyến (MMOFPS) lại cho rằng game mình chơi hoàn toàn không bạo lực mà là Thể thao điện tử (eSport). Các game thủ này cho biết: “Nếu xem game bắn súng là bạo lực thì những game online khác thuộc thể loại MMORPG phong cách kiếm hiệp như Võ Lâm Truyền Kỳ, Thiên Long Bát Bộ, Độc Bá Giang Hồ có độ nguy hiểm cao hơn khi nhân vật trong game cầm đao, kiếm, chém nhau trực tiếp”.
Còn những người chơi game MMORPG thì có ý kiến hoàn toàn ngược lại khi cho rằng game bắn súng là bạo lực nhất vì gây ra rất nhiều ức chế cho người chơi, còn game họ đang chơi chỉ mang tính chất giải trí khi đâm chém nhau theo kiểu hoạt hình là chính.
Quản lý giờ chơi: Không phù hợp
Thông tư 60 quy định rõ về việc hạn chế 5 giờ chơi trong game online, tuy nhiên đến nay nhà phát hành vẫn đang làm theo kiểu cho có, đa số các nhà phát hành và game thủ đều lách luật. Các nhà phát hành thì lách luật bằng cách dùng hình thức thiết lập ra công cụ quản lý 5 giờ chơi nhưng khi game thủ chơi chưa hết giờ, thoát game ra đăng nhập vào lại thì cột giờ chơi trở lại bình thường. Cá biệt có một số game như Võ Lâm Truyền Kỳ, cột thời gian reset ngay lúc game thủ đang chơi.