Vào những năm 50,ầnsấmThorlàmbệphóngtênlửbảng xếp hạng hạng 2 nhật 60 thế kỷ trước một bệ phóng tên lửa vũ trụ khổng lồ của người Mỹ cũng được đặt tên Thor nhưng nay sức mạnh của vị thần sấm trong thần thoại Na Uy được thu gọi lại trong một bệ phóng tối tân chỉ nặng có nửa tấn và dễ dàng lắp đặt trên nóc xe cơ giới cực kỳ cơ động, giống như chiếc búa quyền năng trong tay Thor vậy. Đối tác của Thor thường là những loại tên lửa tầm gần mà tiêu biểu nhất là Starstreak.
Starstreak có thể coi là tên lửa tầm gần, tầm thấp hiện đại nhất và có tốc độ bay nhanh nhất hiện nay, nhưng có thể được người lính vác vai. Đầu tên lửa mũi tên của Starstreak khi tách ra có thể đạt vận tốc gần 4.500 km/h, tạo ra động năng khủng khiếp. Đương nhiên khi phóng bằng bệ phóng Thor thì sẽ ổn định hơn, quỹ đạo bay được dẫn đường bằng laser, nên xắc suất chính xác là gần như 100%.
Starstreak tất nhiên có hạn chế về sức công phá so với các loại tên lửa chống tăng chuyên dụng, hay một số hạn chế khác như chỉ phát nổ khi va chạm đến mục tiêu, nhưng sự linh hoạt của StarStreak được chắp cánh thêm bởi bệ phóng Thor nhạy bén có khả năng phát hiện và bám dính mục tiêu từ khoảng cách 10 km, phát hiện cả máy bay tàng hình cỡ nhỏ trong bán kính 6 km. Và đương nhiên trong các điều kiện tác chiến khác, Thor cũng có thể phóng các loạt tên lửa hạng nặng.