TheácnướcNATOởTâyÂuđốimặtkhủnghoảngnhânsựtrongquânđộnhận định bóng đá luo các nhà phân tích của Financial Times, về mặt lý thuyết, các nước NATO ở Tây Âu được cho là sở hữu 1,9 triệu quân. Tuy nhiên, trên thực tế, họ sẽ phải đối mặt với những thách thức khi triển khai hơn 300.000 lính và ngay cả điều này cũng cần nhiều tháng chuẩn bị.
Cựu Trợ lý tổng thư ký NATO Camilla Grand giải thích, các thành viên của khối quân sự do Mỹ đứng đầu chưa bao giờ phải cân nhắc đến việc triển khai lực lượng quy mô lớn và kế hoạch phòng thủ của châu Âu trong nhiều năm qua chỉ giới hạn ở những vấn đề như cung cấp "300 lính đặc nhiệm cho Afghanistan".
“Điều đó đã tạo ra những khoảng trống. NATO đã chứng kiến lực lượng trên khắp lục địa giảm dần qua từng năm”, chuyên gia Grand nói.
Ben Barry, một thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế cũng cho rằng, các nước NATO ở châu Âu đã tập trung vào việc tăng ngân sách quân sự, nhưng lại bỏ qua việc tuyển thêm người. Ông Barry tin những nước này hiện đã đạt đến "điểm tới hạn về số lượng quân thiết yếu” và bước vào "vòng luẩn quẩn", trong đó tình trạng thiếu hụt nhân sự hạn chế khả năng quân sự và gây khó khăn cho việc đào tạo tân binh, khiến những binh sĩ hiện tại nản lòng và rời khỏi quân ngũ.
Để khắc phục vấn đề trên, các chuyên gia khuyến nghị các nước Tây Âu cần giải quyết một số điểm mấu chốt như đưa ra mức lương cạnh tranh cho quân nhân và các chế độ phúc lợi hấp dẫn, đồng thời áp dụng nhiều phương pháp để thu hút thêm tân binh. Họ cũng sẽ phải giải quyết vấn đề về điều kiện sống cho nhân viên vì các doanh trại ở những nước như Đức và Anh được báo cáo đang trong tình trạng xuống cấp.
Ngoài ra, Financial Times lưu ý, trong khi Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic nhận thức rõ mối đe dọa của xung đột và thúc đẩy việc tuyển dụng tân binh, các nước thành viên liên minh ở Tây Âu không có biện pháp đề phòng tương tự.
Nga nhiều lần nhấn mạnh không có ý định tấn công bất kỳ nước thành viên nào của NATO. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cảnh báo phương Tây về việc leo thang căng thẳng ở Ukraine và cố gắng gây ra "thất bại chiến lược" cho Moscow có thể đe dọa nhà nước Nga cũng như buộc nước này kích hoạt học thuyết ứng phó bằng hạt nhân.