Theốtnửanămtôibịámảnhkhủngkhiếpvìcảnhbốcmộbốxem bóng đá trực tiếp đêm nayo dõi bài viết của bạn đọc về việc tổ chức tang ma, bốc mộ cho người thân trong gia đình, tôi xin kể lại câu chuyện của nhà mình.
Bố mẹ tôi có 3 người con, anh em chúng tôi đều công tác xa nhà. Khi bố tôi lâm bệnh nặng, mẹ là người lo lắng chăm sóc. Bố khuất núi, mẹ đứng ra lo việc hậu sự của bố vẹn toàn, gọn nhẹ tránh tốn kém lãng phí.
Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, mấy năm nay đã thực hiện việc tổ chức tang ma rất văn minh. Không có chuyện khóc thuê, kèn trống mở âm lượng vừa phải, đến 10 giờ đêm là tắt. Không tổ chức cỗ bàn, hàng xóm bạn hữu đến viếng rồi về, chỉ làm cơm người nhà, họ hàng.
Đám ma bố tôi cũng chỉ gói gọn 20 mâm, chủ yếu là người thân trong gia đình tự nấu nướng, đồ ăn 3-5 món đơn giản. Lễ cúng 49 ngày của bố, gia đình tôi chỉ làm 3 mâm cơm mời chú bác ruột trong nhà, không mời họ hàng làng xóm.
Nhiều người trong làng xì xầm bàn tán rằng gia đình tôi tiết kiệm quá đáng, nhưng mẹ tôi vẫn quyết định làm như vậy và tôi thấy mẹ sáng suốt. Mẹ còn nói 'ma chê, cưới trách', thiên hạ nói gì mình không nên quá bận tâm, việc nhà mình tự xoay sở hợp lý là ổn.
Sau khi bố tôi mất 4 năm, gia đình tôi lo việc cải cát cho bố. Mẹ lo lắng ngay từ đầu năm, vì các việc phải làm rất nhiều, nào nhờ thầy xem ngày, xem hướng đất, hướng mộ mà con cháu thì ở xa, bận rộn.
Tháng 11 âm lịch, chúng tôi xin nghỉ phép 5 ngày, sấp ngửa dắt díu cả nhà về quê để lo việc bốc mộ cho bố. Mẹ tôi mời cỗ họ hàng, làng xóm 25 mâm, thuê đặt cỗ bàn chu đáo.
Ngay tối hôm ấy, cả nhà tôi tất bật, lo việc cải cát cho bố. Ngoài việc thuê phu mộ, mẹ và anh em chúng tôi cùng các bác tôi có mặt ở mộ từ 4 giờ sáng.
Cả nhà tôi huy động, xe máy, xe đạp chở củi đốt, mấy can nước to đựng nước sạch, chai rượu và rất nhiều vật dụng đi kèm để phục vụ công việc mà tôi không nhớ hết.
Sau 2 tiếng, việc cải cát của bố tôi diễn ra thuận lợi, không gặp mưa gió gì nên cả nhà đều mừng. Nhưng tôi thì ám ảnh suốt nửa năm.
Cảnh mọi người dỡ quan tài, bốc xếp xương, rửa xương bằng rượu, đặt vào tiểu... khiến tôi rùng rợn. Tôi phải tránh đi, đứng cách xa 5 mét mà mồ hôi cứ vã ra giữa trời giá rét.
Đến khi trở lại đi làm, nhất là những buổi làm ca đêm, đi về giữa khuya, vắng tôi lại nhớ lại và sợ hãi.
Sau năm đó, vào ngày giỗ bố, anh em tôi tập trung đầy đủ, tôi tếu táo với mẹ : 'Sau này mẹ đi gặp bố, mẹ đồng ý cho chúng con hỏa táng chứ con sợ cảnh bốc mộ lắm!'.
Mẹ tôi đồng ý ngay, mẹ bảo quan trọng nhất là các con đối xử tốt, hiếu thảo khi bố mẹ còn sống chứ lúc mẹ mất thì ma chay đơn giản, mộ phần bình dân cho đỡ tốn kém.
Mẹ tôi nói, giờ người chết đi hỏa táng là sạch sẽ, văn minh, đỡ ô nhiễm môi trường, một lần là xong hết, con cháu không phải lo cải cát vất vả hơn đám ma.
Mẹ tôi cũng kể, các cô bác sinh hoạt tổ hưu trí với mẹ đều căn dặn con cháu là sau này bố mẹ khuất núi thì các con cho đi hỏa táng. Các ông bà suy nghĩ tân tiến thế này, con cháu thật may mắn.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Hãy gửi ý kiến của mình bằng cách viết bình luận bên dưới bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên báo VietNamNet. Trân trọng cảm ơn!