Kỳ thi lớp 10 tại TP.HCM diễn ra trong hai ngày 2 và 3/6. VietNamNet có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thành Trung,ôngtinmớinhấtvềđềthilớpởtỷ số bóng hôm nay Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, trước khi kỳ thi diễn ra một ngày.
Ông Nguyễn Thành Trung cho biết đề thi vào lớp 10 năm nay sẽ có những điều chỉnh như tăng đánh giá về kỹ năng, giảm lý thuyết, tập trung vào khả năng vận dụng kiến thức của học sinh. Sẽ không có những câu hỏi theo dạng ghi nhớ, xơ cứng mà đề thi sẽ mở, tiếp cận với các vấn đề xã hội, thời sự và gần gũi với học sinh.
Ông Nguyễn Thành Trung, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM |
Theo ông, nếu học sinh chỉ học sách giáo khoa và một số tài liệu thông thường có đảm bảo đỗ vào lớp 10 không?
- Tôi nghĩa hoàn toàn có thể vì đổi mới này không chỉ diễn ra ở kỳ thi mà cả trong công tác chuyên môn. Có nghĩa là trong quá trình dạy học, giáo viên ở trường đã được chỉ đạo đổi mới và học sinh có sự chuẩn bị.
Bên cạnh đó, đề thi tập trung đánh giá khả năng vận dụng nên nếu kiến thức nền của học sinh tốt, học đúng bản chất thì vận dụng vào bài thi rất tốt.
Và điểm nữa là lộ trình thi cử thay đổi đã được công khai và điều chỉnh hàng năm phù hợp chứ không đột ngột, đánh đố học sinh. Nếu học sinh không học tủ, học lệch thì làm bài thi tốt là đương nhiên.
Tới thời điểm này, các em chỉ nên ôn những kiến thức cơ bản để vận dụng và có lịch trình nghỉ ngơi, không bị căng thẳng khi vào phòng thi.
TP.HCM thực hiện siết nguyện vọng vào lớp 10 như thế nào, thưa ông?
- Trong mỗi buổi họp giao ban, chuyên môn chúng tôi đều nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm phải tư vấn kỹ cho học sinh.
Mỗi học sinh tại TP.HCM có 3 nguyện vọng lựa chọn trường học nhưng trong những năm qua, do công tác tư vấn chưa thực tốt, công thêm nhu cầu của học sinh và phụ huynh nên nhiều em chọn trường không phù hợp, quá xa với địa bàn sinh sống. Vì vậy khi đỗ, nhiều em lại xin chuyển trường gây xáo trộn. Chúng tôi sẽ hạn chế tối đa việc này.
Nhưng phải nhìn nhận rằng kỳ thi lớp 10 tại TP.HCM chỉ "nóng" ở những trường điểm trong nội thành. Thành phố sẽ có điều chỉnh như thế nào để phù hợp hơn, thưa ông?
- Đã gọi là tuyển sinh theo nguyện vọng thì sẽ có những trường có truyền thống, tiếng tăm thu hút nhiều học sinh và những trường mới ở vùng xa rất khó khăn trong tuyển sinh.
Hiện tại, những trường ở ngoại thành TP.HCM đã được đầu tư đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất theo chương trình Nông thôn mới đội ngũ giáo viên nên chất lượng nâng lên. Thống kê của chúng tôi cho thấy kinh phí đầu tư cho các trường ngoại thành rất lớn, thậm chí cao hơn các trường nội thành. Mặt khác, TP.HCM tuyển dụng chung và phân bổ giáo viên nên chất lượng đội ngũ ở những trường ngoại thành rất tốt. Trong công tác tuyển sinh, chúng tôi sẽ tăng cường tư vấn để các em chọn trường chính xác và phù hợp.
Còn một ngày nữa kỳ thi sẽ diễn ra, ông có điều gì muốn chia sẻ với hơn 80.000 học sinh dự thi và hàng trăm nghìn phụ huynh đang rất nóng lòng lúc này?
- Đã gọi là thi chắc chắn ít nhiều đối với học sinh, phụ huynh sẽ có áp lực nhất định.
Hiện nay xã hội rất mở, ngành nghề cũng vậy, do đó, phụ huynh và học sinh phải xác định tư tưởng sớm rằng các em có rất nhiều con đường đi chứ không chỉ duy nhất là vào THPT công lập.
Nhiều học sinh tới sát giờ thi vẫn cầm sách vở học ngấu nghiến, nhưng lúc này việc học không có nhiều tác dụng. Trong khi đó, tâm lý và sức khỏe rất quan trọng tới việc làm bài thi. Có học sinh học tốt nhưng khi thi áp lực tâm lý quá hoặc sức khỏe không tốt mà làm bài không như ý. Do vậy đừng nên quá căng thẳng mà nên giữ tâm trạng thoải mái.
Chúng tôi khẳng định một lần nữa những thay đổi trong thi lớp 10 không có gì đột ngột nên các em không phải căng thẳng.
Năm nay, TP.HCM có hơn 15.000 học sinh tốt nghiệp lớp 9 nhưng không thi vào lớp 10. Các em không thi vào công lập thì có thể chọn trường ngoài công lập hay đăng ký đi học nghề. Ngoài ra, các em có thể chọn học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên. Việc này thể hiện đúng chủ trương phân luồng của thành phố. |
Xin cảm ơn ông.
Lê Huyền (thực hiện)
Thi trượt lớp 10, Đỗ Việt Anh (hiện là học sinh lớp 11D Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ từng sống trong những tháng ngày áp lực khủng khiếp.