Thông tin trên được chia sẻ trong Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về giải pháp phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm năm 2023 do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức cùng Bộ Y tế,ốngnướcngọtmỗingàycơthểsẽthayđổtỷ số và tỷ lệ bóng đá ma cao Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Healthbridge Canada tại Việt Nam.
Tại hội thảo, bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Diễm, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho hay cơ thể sẽ phải chịu một gánh nặng sức khỏe ngày càng tăng do sử dụng đồ uống có đường. Đồ uống có đường gồm nước ngọt có ga hoặc không ga, nước ép và nước pha từ trái cây/rau, chất cô đặc lỏng hoặc dạng bột, nước có hương vị, nước uống tăng lực và tăng cường thể thao, trà uống liền, cà phê uống liền và sữa có hương vị.
Năm 2018, hơn 5 tỷ lít nước ngọt được tiêu thụ tại Việt Nam, ước tính vào năm 2025 là khoảng 11 tỷ lít. Một điều tra ở độ tuổi 13-17 cho thấy tỷ lệ học sinh uống nước ngọt hằng ngày chiếm khoảng 34%, cao hơn so với 5 năm trước. Chuyên gia nhận định xu hướng uống nước ngọt của người lớn và trẻ em Việt Nam đang tăng cao.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị nên giảm tiêu thụ lượng đường tự do xuống tối đa 50g/ngày và mức tiêu thụ tốt nhất cho sức khỏe là dưới 25g/ngày. Người Việt đang tiêu thụ trung bình 46,5g đường/ngày.
Bác sĩ Diễm lấy ví dụ trên nhãn dinh dưỡng của một lon nước ngọt 330ml, nhà sản xuất công bố có 11g đường/100ml, tương đương với hơn 30g đường/lon nước.
"Uống một lon nước ngọt mỗi ngày đã vượt mức tiêu thụ đường có lợi cho sức khỏe", chuyên gia nói. Bác sĩ này cũng khẳng định tăng tiêu thụ đồ uống có đường quá mức sẽ làm tăng nguy cơ béo phì do cung cấp năng lượng nhanh nhưng ít chất dinh dưỡng. Thừa cân béo phì sẽ dẫn đến đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ và ít nhất 13 loại ung thư.
Theo một nghiên cứu tại TP.HCM năm 2020, chế độ ăn vặt với nước ngọt và snack làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì gấp 5 lần so với trẻ tiêu thụ ít hơn.
Trên thế giới, nghiên cứu ở 40.000 nam giới trong hai thập kỷ cho thấy người uống trung bình 1 lon nước ngọt/ngày có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc chết vì nguyên nhân này cao hơn 20%. Nghiên cứu tại Mỹ với 95.000 phụ nữ trong 15 năm cho thấy, cứ uống thêm mỗi 354ml đồ uống có đường/ngày, nguy cơ ung thư tăng 16%, với trẻ từ 13-18 tuổi sẽ tăng 32%.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã đề xuất chính sách giảm tiêu thụ đồ uống có đường như áp thuế tiêu thụ đặc biệt, hạn chế quảng cáo sản phẩm này cho trẻ em...
Về giải pháp, cần có quy định về đồ uống ở nơi làm việc, bệnh viện, trường học; hạn chế bán và sử dụng đồ uống có đường trong trường học và bệnh viện; giá của nước phải rẻ hơn nước ngọt; giảm kích cỡ đồ uống có đường... Người dân nên sử dụng thực phẩm tự nhiên, uống nước không đường, tự chế biến thực phẩm với ít đường.
Điều gì xảy ra khi uống hơn một chai nước ngọt mỗi tuần?Những người thích đồ uống có đường như nước có ga, sinh tố và nước ép trái cây có thể đối mặt với một số rủi ro sức khỏe.