Trong tập 11 của Ký ức ngọt ngào,ƯTPhượngHằnghátvọngcổhơidàichữkhiếnKimTửLongthánphụlịch thi la liga NSƯT Kim Tử Long có dịp cùng nghệ sĩ Chí Tâm và NSƯT Phương Hằng trải lòng về kỷ niệm “ăn quán ngủ đình” trong chặng đường hoạt động nghệ thuật.
Đầu chương trình, nghệ sĩ Chí Tâm mang đến trích đoạn Tiếng hát đầu nôido chính anh sáng tác. Sau nhiều năm vắng bóng, giọng hát của “Chàng Điệp” vẫn khiến Kim Tử Long xúc động. Phần trình diễn vọng cổ hơi dài của NSƯT Phượng Hằng trong trích đoạn Lệnh truy nãcũng được nam MC hết lời khen ngợi.
Sau đó, cả ba nghệ sĩ ôn lại những ngày theo đoàn diễn khó khăn nhưng đầy kỷ niệm của mình. Kim Tử Long chia sẻ, mỗi khi đi diễn, tất cả “đào” hay “kép” đều chịu cảnh "ăn quán ngủ đình", tức là phải trải chiếu, giăng mùng hay mắc võng ngay dưới sàn sân khấu để ngủ.
Không chỉ khó khăn về chỗ nghỉ ngơi, chuyện sinh hoạt cũng là vấn đề với các nghệ sĩ. Nghệ sĩ Chí Tâm cho biết có những lúc anh phải gánh nước từ suối hoặc giếng về cho cả đoàn cùng dùng. Việc nấu nướng, ăn uống, thậm chí là tắm rửa của cả gánh hát chỉ có thể dùng 2 đến 3 chậu nước.
Kim Tử Long cùng Chí Tâm, Phượng Hằng ôn lại kỷ niệm:
Đồng cảm với đàn anh, NSƯT Phượng Hằng tâm sự: "Mỗi khi đi diễn, mình phải dùng nước hà tiện vì sông suối cũng xa lắm. Mỗi ngày chỉ được dùng 1 thùng nước, thậm chí không được hết thùng, phải để dành rửa mặt nữa".
Tuy nhiên, cả ba đều nhất trí việc được sống chung với đoàn hát là niềm vui và kỷ niệm đẹp của đời nghệ sĩ. Khi nhìn thấy hình của Phượng Hằng và mẹ cô ở hậu trường, Kim Tử Long ngưỡng mộ nói: "Em thật hạnh phúc khi hát mà có ba má đi theo, được sống chung vui buồn sướng khổ cùng với một đoàn hát”.
Ngoài những bức ảnh, NSƯT Phượng Hằng còn mang đến Huy chương diễn viên xuất sắc Trần Hữu Trang với vai bà Năm Trầu trong vở Hoa đất. Cô chia sẻ đây là giải thưởng cao quý nhất trong sự nghiệp của mình. Đến nay, Phượng Hằng đã đạt được khá nhiều giải thưởng và một niềm vinh dự lớn đối với cuộc đời hoạt động nghệ thuật của cô là danh hiệu NSƯT do Nhà nước phong tặng.
Về phần nghệ sĩ Chí Tâm, kỷ vật quý báu nhất của anh là quyển sách ghi lời những bài tân cổ nổi tiếng mà anh giữ hơn 50 năm.
Nhớ lại thời điểm chưa có kỹ thuật thu âm hiện đại, nam nghệ sĩ kể: "Lúc đó phòng thu chia làm 3 phần, 1 phần nghệ sĩ ca đứng, giữa là nhạc sĩ ngồi đàn, phòng kỹ thuật thì nằm ở phía ngoài, dù xe chạy cũng không bị ảnh hưởng. Đàn và ca cùng một lúc, lỡ mình trật nhịp hoặc ca hư thì phải làm lại từ đầu”.
Minh Thư
Lý do Long Nhật không bao giờ dám hát bài của Quang LinhLong Nhật chia sẻ không dại gì mà hát bài của Quang Linh dù hai người rất thân thiết.