Để không còn phải hò hét,íquyếtdạyconlàmviệcnhàbxh bóng đá ngoại hạng anh thúc giục con làm việc nhà, cha mẹ hãy thử áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây.
Làm việc nhà – một trong những nguyên nhân gây tranh cãi nhiều nhất trong mỗi gia đình. Ai mà không dính líu đến chuyện này được chứ? Mỗi khi bạn hét lên : “ Sao con còn chưa dọn phòng? ”câu trả lời luôn là “lát nữa con làm”.
Lí do để bọn trẻ không thích việc nhà thì cũng như người lớn thôi, chúng cho rằng đó là một công việc nhàm chán và tẻ nhạt. Việc nhà còn làm bọn trẻ mất thời gian để làm những việc chúng muốn như chơi trò chơi, xem ti vi. Hầu hết các bậc phụ huynh cho rằng việc nhà cũng là trách nhiệm của con cái, bọn trẻ có thể cũng hiểu như thế, tuy nhiên chúng khá là khó khăn để biến suy nghĩ thành hành động.
Cha mẹ thường phải la mắng để con làm việc nhà. Tuy nhiên có những cách khác để trẻ hứng thú hơn với việc này:
Dừng việc con đang làm lại
Mẹ thực sự nên học cách dừng cuộc vui của con lại. Điều này có nghĩa là nếu con không làm việc nhà, con cũng không được làm việc gì khác. Hãy ngồi lại nói chuyện với con và thống nhất xem con sẽ được làm gì sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt là những việc bé đang thích – đó là cách để khuyến khích con làm việc nhanh chóng thay vì ngồi thuyết giảng về nghĩa vụ của con – 1 điều hết sức trừu tượng với một đứa trẻ.
Giới hạn thời gian
Đây là một gợi ý không tồi để con tuân thủ yêu cầu của mẹ. Thử nói : Con có 20 phút để rửa bát . Nếu bé không hoàn thành nhiệm vụ đúng giờ, con sẽ phải đi ngủ sớm hơn bình thường. Và hôm sau đó, nói với con rằng : đừng lặp lại việc tối qua nữa nhé, mẹ tin là con không muốn ngủ sớm hơn nữa đâu.
Thay vì phạt, mẹ cũng có thể khuyến khích con hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian quy định bằng một vài món quà ví dụ như được dậy muộn hơn 15ph sáng hôm sau. Điều này sẽ tạo động lực lớn hơn bọn trẻ làm việc.
Rèn con làm việc nhà là điều cần thiết để dạy con tự lập. (Ảnh minh họa) |
Cân nhắc việc cho tiền
Có điều kiện, bố mẹ cũng có thể cho con tiền tiêu vặt mỗi lần làm xong việc, bọn trẻ sẽ làm điều đó. Khoản tiền này phụ thuộc vào việc làm, thời gian hoàn thành và hiệu quả làm việc nữa. Ví dụ, nếu mẹ phải nhắc con hơn 1 lần việc làm việc nhà, một khoản tiền sẽ bị trừ đi, chẳng hạn là 5000d. Nếu có ai đó làm thay, họ cũng sẽ được nhận thay khoản tiền này. Bằng cách này, mẹ không kiểm soát công việc mà làm việc dựa trên động lực của con.
Lên lịch làm việc
Buổi tối được coi là khoảng thời gian thích hợp nhất để làm việc nhà – ngay cả khi con đang trong năm học. Kì nghỉ hè thì dễ dàng hơn vì con không phải làm bài tập, nên việc nhà cần được hoàn thành đầu tiên trước khi bé muốn làm việc khác. Đôi khi các bậc cha mẹ cũng nên tự hỏi con mình làm gì nếu không phải là việc nhà. Quan tâm đến cách sử dụng thời gian của con là điều hết sức cần thiết. Đồng thời, cha mẹ cũng nên thiết lập thời gian làm việc nhà cố định trong ngày để tất cả các con cùng làm một lúc, mỗi đứa một việc, đó sẽ không còn là nghĩa vụ mà đơn giản chỉ là đến giờ làm việc nhà mà thôi.
Đừng biến việc nhà thành hình phạt
Nếu con làm gì sai, đừng phạt chúng bằng cách bắt đi rửa bát. Trừ khi con mắc lỗi với anh (chị /em) của chúng và muốn làm thay việc nhà như một cách thể hiện lời xin lỗi chân thành. Đó là trường hợp duy nhất nên áp dụng việc nhà như một hình phạt.
Có thưởng
Nếu mẹ muốn bé chịu trách nhiệm về công việc nhà của mình, phối hợp các nhiệm vụ với phần thưởng, tiền thưởng như nói ở trên cũng là một cách. Mẹ có thể làm bảng tích lũy việc làm, mỗi lần con hoàn thành nhiệm vụ, bé sẽ được một tích và 5 tích sẽ được phần thưởng chẳng hạn. Đó là cách mẹ tạo động lực để bé hoàn thành nhiệm vụ của mình hiệu quả.
(Theo Khám phá)