Nằm trong hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo Viettel AI,ímậtnàotrongDataMiningPlatformcủti le keo bong88 Viettel DMP là nền tảng khai phá dữ liệu do các chuyên gia Việt Nam phát triển cho doanh nghiệp trong nước với khả năng hỗ trợ xử lý, phân tích lượng dữ liệu tăng lên từng ngày, các công cụ truyền thống không thể tối ưu, gây lãng phí. DMP cũng có thể giúp dự báo và phân tích rủi ro, phát hiện bất thường trong quản lý, từ đó đưa ra đề xuất giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình, tối ưu hóa lưu trữ và nâng cao năng suất lao động lên đến 35%.
Ông Lê Quốc Đạt - Giám đốc Sản phẩm Viettel Data Mining Platform đã có những chia sẻ sâu sắc và thú vị về quá trình xây dựng, phát triển nền tảng này.
Sự khác biệt của DMP Viettel
- Ông đánh giá DMP của Viettel có gì khác biệt so với các giải pháp tương tự trên thị trường?
Thứ nhất, Viettel có lợi thế là một trong những tập đoàn giàu kinh nghiệm trong chuyển đổi số.
Thứ hai, phần mềm của Viettel Cyberspace được Việt hóa 100%, tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu của người Việt. Các tính năng hỗ trợ của phần mềm đều bằng tiếng Việt và người dùng dễ dàng tiếp cận được mà không cần biết tiếng nước ngoài.
Ngoài ra, thay vì phải tập hợp nhiều giải pháp lẻ khác nhau, thì DMP của Viettel Cyberspace là giải pháp tổng hợp, bao gồm tất cả bước liên quan đến khai phá hay thu thập dữ liệu nếu có. Chúng tôi sẵn sàng triển khai cho khách hàng theo mọi cách mà họ mong muốn. Giả sử họ có hạ tầng, Viettel Cyberspace sẽ cài trên hạ tầng của họ. Nếu không có, chúng tôi sẽ cung cấp DMP dưới dạng dịch vụ.
- So sánh với các “ông lớn” trên thế giới, Viettel Cyberspace có lợi thế gì, thưa ông?
Các “ông lớn” trên thế giới đều cung cấp giải pháp lớn về dữ liệu. Nếu so về mức độ “trưởng thành” thì họ hơn.
Nhưng thế mạnh của Viettel Cyberspace là đi sau, nên chúng tôi có góc nhìn riêng. Khi triển khai cho khách hàng, chúng tôi đều “may đo” theo nhu cầu của họ. Đặc biệt, giải pháp của các “ông lớn” nước ngoài không hỗ trợ về ngôn ngữ vì thị trường Việt Nam còn nhỏ. Trong khi đó chúng tôi hỗ trợ đầy đủ.
Những “vị khách nội bộ khó tính”
- Vì sao ông cho rằng các khách hàng nội bộ Viettel là những người thử nghiệm tốt nhất cho sản phẩm trước khi mang ra áp dụng bên ngoài?
Viettel là một tập đoàn lớn và trong tập đoàn không hề có sự “cả nể” với nhau. Các đơn vị của Viettel rất chặt chẽ về mặt quy trình, cầu kỳ về sản phẩm. Như thế, nội bộ Viettel chính là khách hàng “khó tính” bậc nhất để mình rèn luyện.
Việc phục vụ tốt khách hàng nội bộ giúp sản phẩm của Viettel Cyberspace khi đến tay khách hàng bên ngoài sẽ tối thiểu ở mức độ tốt.
Trong năm 2022, chúng tôi tìm kiếm cơ hội ở nhóm khách hàng Bộ, ban, ngành, chính quyền tỉnh, nhóm tổ chức và doanh nghiệp trong lĩnh vực công. Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu về chuyển đổi số rất lớn. Một số dự án lớn mà DMP đang triển khai là dự án DMP cho Bộ Công thương và Bộ Giao thông Vận tải.
Biến dữ liệu thành tiền: “Phụ thuộc 70% vào doanh nghiệp”
- Khi triển khai DMP, các khách hàng có lợi ích gì và hoạt động vận hành của họ đã thay đổi ra sao?
Kỳ vọng của chúng tôi khi triển khai DMP cho khách hàng là tự động hóa toàn bộ các công việc thủ công. Chúng tôi đi lên từ dữ liệu và giúp đỡ họ chuẩn hóa luồng quy trình làm việc.
Việc báo cáo trước đây phải qua nhiều tầng từ cấp dưới lên cấp trên, có thể làm sai lệch thông tin dẫn đến việc người lãnh đạo đưa ra quyết định thiếu chính xác. Với DMP, thì chỉ bằng một vài cái click chuột, các thông số trên bảng biểu, biểu đồ sẽ giúp người lãnh đạo nhìn thấy số liệu chi tiết đến các đơn vị nhỏ nhất trong tổ chức mình. Đó là sự thay đổi gần như toàn diện về mặt chỉ đạo điều hành của tổ chức.
Có những tập đoàn đã xây dựng phần mềm ứng dụng trong quản lý khách hàng, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh từ trước. Rất khó để tự nhiên chúng tôi đem một phần mềm mới đến thay thế mà không ảnh hưởng đến hoạt động vận hành.
Giải pháp của chúng tôi là lưu trữ ở kho dữ liệu lớn. Dữ liệu của khách hàng dù đặt ở bất kỳ đâu đều vẫn có thể thu thập về một “cái kho”. Và kho đó dùng cho việc báo cáo chỉ đạo điều hành, hoặc dùng để cung cấp dữ liệu phục vụ cho những công việc khác.
Tùy theo nhu cầu thực tế và quy mô tổ chức của khách hàng, chúng tôi đưa ra giải pháp phù hợp nhất.
- DMP thường được miêu tả là giải pháp “biến dữ liệu thành tiền”. Khi trao đổi với khách hàng, anh làm thế nào để họ hình dung rõ về điều này?
Chúng tôi ít khi nói đến vấn đề tiền với khách hàng, bởi vì chúng tôi không ở vị thế hứa được với họ về điều đó. Lợi ích về tiền mà giải pháp mang lại chỉ phụ thuộc khoảng 20 - 30% vào đơn vị cung cấp dịch vụ, còn 70% là từ chính họ.
Tuy vậy, khi làm việc với khách hàng, chúng tôi thường tập trung vào những gì định lượng được. Ví dụ, khi áp dụng quy trình chúng tôi đưa ra thì khách hàng sẽ tiết kiệm được bao nhiêu phần trăm sức lao động, tiết kiệm bao nhiêu bước, bao nhiêu thời gian...
Chúng tôi cũng đối chiếu dữ liệu lịch sử của khách hàng để chứng minh mô hình phân tích dự báo của Viettel Cyberspace đạt tỷ lệ chính xác 80 - 90%. Tất cả đều phải định lượng được.
- Khi triển khai DMP đội ngũ đã gặp khó khăn gì và giải quyết ra sao?
Khó khăn lớn nhất là những thứ không nhìn thấy được. Nếu không nhìn thấy hết các vấn đề, không đánh giá được nhu cầu của khách hàng, để khi tham gia mới phát hiện ra là ngoài tầm, thì rất dở. Điều đó ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty, của Tập đoàn Viettel cũng như làm mất lợi ích của khách hàng.
Chúng tôi đã xây dựng DMP trở thành một nền tảng mà khách hàng nào cũng sử dụng được. Nhưng nhiều khi nhu cầu của khách hàng nằm ngoài khả năng phục vụ, thì chúng tôi phải tạm dừng, rút lui. Rất may là chúng tôi chưa bị rơi vào trường hợp như thế.
Xuân Thạch(thực hiện)