- TS Lê Đình Vinh,ámđốctrúngtuyểnĐHLuậtHàNộilầnđầulêntiếti so as roma người đã trúng tuyển vào vị trí Hiệutrưởng Trường ĐH Luật Hà Nội - nhưng đang bị "treo" chức - cho rằng,chủ trương lớn về công tác cán bộ của Bộ Tư pháp đang bị thách thức.
Trước đó, trong kỳ thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp năm 2015, ông Lê Đình Vinh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink trúng tuyển chức danh Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội. Tuy nhiên, sau 4 tháng kể từ ngày kỳ thi kết thúc, ông Vinh vẫn chưa được bổ nhiệm chính thức.
Phóng viên:Là người trong cuộc, ông nhận xét như thế nào về kỳ thi này?
Ông Lê Đình Vinh. |
TS Lê Đình Vinh:Tôi cho rằng việc tiếp tục thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo cấp Vụ một số đơn vị Bộ Tư pháp là một nỗ lực rất lớn, thể hiện quyết tâm đổi mới của lãnh đạo Bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tư pháp.
Không chi riêng tôi mà đa số mọi người đều nhận xét kỳ thi đã được tổ chức bài bản, công khai, minh bạch, được dư luận quan tâm, đồng tình.
Tất nhiên, đã là một kỳ thi mang tính chất thí điểm thì cũng phải có những điểm mới mang tính đột phá. Nếu cứ bị đóng khung trong các quy định đã có thì sẽ khó tạo ra được cái mới.
Sau khi kỳ thi kết thúc, đã có đơn thư nặc danh phản ánh rằng ông không thuộc đối tượng được dự thi vì không phải là công chức và không nằm trong quy hoạch. Ý kiến của ông về việc này như thế nào?
Tôi xin khẳng định nếu so với các tiêu chí của Đề án cho vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội thì tôi hoàn toàn đáp ứng đủ. Hồ sơ đăng ký dự thi của tôi cũng đầy đủ và đã được Hội đồng thi tuyển xét duỵêt trước kỳ thi.
Là thí sinh, tôi chỉ quan tâm đến việc mình có đủ tiêu chuẩn theo quy chế của kỳ thi hay không. Quy chế ở đây là Đề án thi tuyển của Bộ Tư pháp. Còn Đề án có phù hợp hay không thì thẩm quyền và trách nhiệm thuộc về cơ quan tổ chức kỳ thi đó là Bộ Tư pháp.
Nhưng cũng có người còn băn khoăn về kinh nghiệm của ông trong lĩnh vực giáo dục. Họ biết đến ông là một luật sư, một người quản lý doanh nghiệp nhiều hơn. Ông có lý giải gì không?
Tôi đã có 13 năm liên tục giảng dạy và tham gia quản lý tại Trường ĐH Luật Hà Nội trước khi chuyển về công tác tại Bộ Tư pháp, chưa kể quãng thời gian 5 năm sinh viên trước đó gắn bó với trường. Năm 2010 tôi chuyển sang làm luật sư và hoạt động doanh nghiệp.
Nhưng từ đó đến nay tôi vẫn tham gia lĩnh vực giáo dục cả trên cương vị giảng dạy lẫn quản lý các cơ sở đào tạo. Với ngần đó thời gian và kinh nghiệm, tôi nghĩ mình có đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí thi tuyển. Đặc biệt là trên cương vị giám đốc công ty luật, tôi hiểu rất rõ quá trình đào tạo và chất lượng của sinh viên luật hiện nay.
Đối với kỳ thi này, những tiêu chuẩn về kinh nghiệm là quan trọng nhưng chỉ là tiền đề ban đầu. Năng lực và kinh nghiệm thực tế của thí sinh được thể hiện qua nội dung thi, nhất là qua chương trình hành động mà các thí sinh trình bày trước Hội đồng giám khảo.
Vậy ông có thể chia sẻ những điểm chính trong chương trình hành động mà ông đã trình bày để thuyết phục Hội đồng?
Chương trình hành động của tôi đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm về đổi mới tổ chức, hoạt động của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm xây dựng trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật và năm 2020.
Ông Lê Đình Vinh. |
Về tổ chức bộ máy, các giải pháp trọng tâm gồm: ứng dụng phương pháp tiếp cận hệ thống; lấy quản lý chất lượng làm mục tiêu; lấy lợi ích làm động lực dẫn dắt, gắn với cơ chế trách nhiệm; tập trung đổi mới thể chế, con người; kiến tạo các giá trị cốt lõi của Trường.
Về hoạt động chuyên môn: Nâng cao chất lượng song hành với phát triển quy mô đào tạo; chuẩn hóa các yếu tố tác động đến đào tạo; xã hội hóa một số lĩnh vực hoạt động; nâng hình ảnh, thương hiệu và sức cạnh tranh; phấn đấu tự chủ dần về kinh phí cho các hoạt động chuyên môn.
Về tài chính và cơ sở vật chất: xã hội hóa một phần hoạt đồng đầu tư phát triển, khai thác tối đa cơ sở vật chất để tăng nguồn thu; áp dụng các giải pháp huy động vốn linh hoạt; tiến tới từng bước tự chủ về tài chính.
Nói tóm lại, mục tiêu của đổi mới là kết hợp giữa phương thức quản trị đại học hiện đại và những giá trị truyền thống, huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của Trường.
Thế còn kinh nghiệm làm doanh nghiệp liệu có giúp ích gì cho ông khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng?
Quản lý giáo dục bên cạnh năng lực quản trị còn cần đến tư duy kinh tế thị trường. Giáo dục là một ngành dịch vụ chất lượng cao. Nếu chú trọng nâng cao chất lượng và không ngừng tạo ra giá trị gia tăng cho dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của người học thì sẽ thành công.
Tất nhiên, nhiệm vụ trọng tâm của Trường ĐH Luật Hà Nội là đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao phục vụ Chiến lược cải cách tư pháp và thực thi các nhiệm vụ của ngành Tư pháp. Do vậy cần phải huy động tổng lực các nguồn lực thì mới thực hiện tốt được nhiệm vụ nên trên.
Đến thời điểm này, ông có chia sẻ hay mong muốn gì về kỳ thi?Điều khiến tôi trăn trở nhất là đừng để ý nghĩa tốt đẹp của kỳ thi bị phủ nhận hay bóp méo. Nếu điều này xảy ra sẽ là một mất mát lớn.
Tôi tin tưởng Bộ Tư pháp sẽ có cách giải quyết hợp lý, hợp tình để đảm bảo sự minh bạch cho kỳ thi và sự công bằng cho các thí sinh. Đồng thời giúp cho trường sớm ổn định và phát triển.
Trúng tuyển chức danh Hiệu trưởng nhưng chưa nhận việc Từ ngày 31/8 - 1/9/2015, Bộ Tư pháp tổ chức kỳ thi tuyển 3 chức danh lãnh đạo cấp vụ năm 2015, trong đó có chức Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội. TS Lê Đình Vinh, Công ty luật TNHH Vietthink đã trúng tuyển. Sau đó, có đơn thư nặc danh khiếu nại, đề cập tới việc ông Vinh không đủ tiêu chuẩn theo các quy định hiện hành có liên quan. Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã, làm việc với Ban Giám hiệu và Ban Thường vụ Đảng ủy của Trường ĐH Luật Hà Nội; họp mở rộng với thành phần gồm Ban Cán sự Đảng của Bộ Tư pháp, Ban Giám hiệu trường này, Hội đồng thi tuyển lãnh đạo cấp vụ và một số đơn vị của Bộ Tư pháp và Ban Giám sát kỳ thi… Các hiệu phó Trường ĐH Luật Hà Nội cho biết đã có góp ý cho đề án trước khi Bộ Tư pháp tổ chức thi tuyển. Cụ thể, "cần đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của Khoản 2 Điều 20 Luật Giáo dục Đại học và Điều lệ trường ĐH về tiêu chuẩn của Hiệu trưởng trường đại học”. Đại diện trường phân tích, ứng viên trúng tuyển chức danh hiệu trưởng không đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn như “đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm”. Vấn đề tiếp tục được nêu trong khi họp với Đảng ủy. Trước một số thông tin trái chiều, mới đây, Thủ tướng đã giao Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền rà soát lại một lần nữa việc thi tuyển chức danh Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội để không trái với Thông báo 202 của Bộ Chính trị về đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng. |
Cảm ơn ông!
XEM THÊM:
Giám đốc trúng tuyển nhưng chưa được bổ nhiệm làm hiệu trưởng ĐH Luật HN