Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Ngoại Hạng Anh >Bàn cờ địa chính trị thế giới thời Trump 2.0_ltd argentina

Bàn cờ địa chính trị thế giới thời Trump 2.0_ltd argentina

2025-01-12 08:34:23 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Cúp C2 View:308lượt xem

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11 đánh dấu sự trở lại Nhà Trắng của ông Donald Trump sau 4 năm. Trong chiến dịch tranh cử lần này,àncờđịachínhtrịthếgiớithờltd argentina ông Trump hứa sẽ giải quyết một loạt vấn đề trong nước, bao gồm cả vấn đề nhập cư và lạm phát. Ông cũng phát tín hiệu quay trở lại chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết".

Tuy nhiên, điều đó cũng không ngăn cản ông Trump đưa ra những tuyên bố về việc có thể chấm dứt cuộc chiến Nga - Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức, mang lại hòa bình cho Trung Đông.

Mặc dù có thể có một khoảng cách nhất định giữa tuyên bố và hành động mà ông thực sự làm, nhưng các chuyên gia cảnh báo về cơ bản ông Trump nói là làm.

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với vô số thách thức, từ biến đổi khí hậu đến các cuộc chiến ở Ukraine, Gaza và Li Băng, hướng đi của ông Trump trong chính sách đối ngoại sẽ có tác động sâu rộng. Vậy chính quyền Trump phiên bản 2.0 sẽ có ý nghĩa gì đối với chính sách đối ngoại của Mỹ?

Xung đột Nga - Ukraine

Bàn cờ địa chính trị thế giới thời Trump 2.0 - 1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ở Tháp Trump trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9 (Ảnh: Getty).

Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết ông sẽ giải quyết cuộc chiến giữa Ukraine và Nga trong vòng 24 giờ sau khi trở lại nhiệm sở. "Nếu tôi là tổng thống, tôi sẽ giải quyết cuộc chiến đó trong một ngày", ông tuyên bố năm ngoái.

Khi được hỏi liệu ông sẽ thực hiện điều đó như thế nào, ông Trump đưa ra rất ít chi tiết, nhưng cho biết ông có kế hoạch gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. "Cả hai đều có điểm yếu và điểm mạnh, và trong vòng 24 giờ cuộc chiến sẽ được giải quyết. Sẽ kết thúc nhanh thôi", ông nói.

Một nguồn tin của Washington Post hồi tháng 4 cho biết, ông Trump tin cả Nga và Ukraine đều muốn giữ thể diện và muốn tìm kiếm một lối thoát cho cuộc chiến tiêu hao đã làm tổn thất nguồn lực cực lớn của hai bên.

Với những rủi ro chính trị xung quanh vấn đề Nga-Ukraine, việc Ukraine thất bại trước Nga sẽ bị coi là một thất bại với Mỹ và ông Trump ở cả trong và ngoài nước. Điều này khiến ông Trump phải thận trọng khi định hình chính sách trong giải quyết xung đột. 

Hiện có rất ít thông tin chi tiết và chính thức, nhưng nhiều báo cáo trong năm qua đã đưa ra một số manh mối về kế hoạch chấm dứt của ông.

Đầu năm nay, ông Keith Kellogg và ông Fred Fleitz, hai cố vấn chủ chốt của ông Trump đã đề xuất một kế hoạch chi tiết để giải quyết xung đột Nga - Ukraine bao gồm việc ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine đến khi Kiev đồng ý đàm phán hòa bình với Nga.

Một ý tưởng khác được đề xuất với ông Trump là yêu cầu Kiev đảm bảo không tham gia NATO trong ít nhất 20 năm. Đổi lại, Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ đầy đủ vũ khí cho Ukraine để phòng thủ trong tương lai. Theo kế hoạch đó, tiền tuyến về cơ bản sẽ đóng băng tại chỗ và cả hai bên sẽ đồng ý một khu phi quân sự dài hơn 1.000km.

Financial Timestháng trước trích dẫn các nguồn tin thân cận với nhóm của ông Trump cho biết, ông đang cân nhắc về kế hoạch đóng băng cuộc chiến ở Ukraine. Theo bài báo, Phó Tổng thống đắc cử J.D. Vance đã vạch ra ý tưởng đóng băng xung đột Nga - Ukraine bằng cách thành lập các khu tự trị ở cả hai bên của khu phi quân sự. Ông đề nghị đóng băng cuộc chiến tại chỗ, nghĩa là Nga được giữ khoảng 20% lãnh thổ đã kiểm soát ở Ukraine và buộc Ukraine tạm thời hoãn tham vọng gia nhập NATO.

Maksym Skrypchenko, Chủ tịch Trung tâm đối thoại xuyên Đại Tây Dương, nhận định ông Trump có thể gây sức ép với Ukraine bằng các cam kết viện trợ, và với Nga bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn hoặc tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev.

Không rõ ông Trump sẽ theo đuổi chiến lược nào nhưng ông chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp một cuộc đàm phán nhanh chóng và thành công để chấm dứt xung đột. Tình hình trên thực địa ở Nga và Ukraine, việc Nga đang thúc đẩy quan hệ với Triều Tiên, Iran và Trung Quốc cũng sẽ định hình các quyết định của ông.

Hơn nữa, sẽ là một thảm họa đối ngoại với chính quyền ông Trump nếu Ukraine phải ký vào một thỏa thuận bất cân xứng, điều này có thể gây ra phản ứng tiêu cực hơn cả so với cuộc rút quân hỗn loạn khỏi Afghanistan của Tổng thống Joe Biden.

Chảo lửa Trung Đông

Bàn cờ địa chính trị thế giới thời Trump 2.0 - 2

Một biểu ngữ chúc mừng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại Israel (Ảnh: Reuters).

Cũng như với Ukraine, ông Trump đã hứa sẽ mang lại hòa bình cho Trung Đông, song không nói rõ sẽ thực hiện như thế nào. Hầu hết các nhà quan sát ít nhất đều đồng ý rằng nhiệm kỳ thứ hai của ông sẽ khó đoán trước.

Tuy nhiên, về cơ bản, cách tiếp cận của ông Trump đối với Trung Đông gắn chặt với sự ủng hộ mạnh mẽ cho Israel và Ả Rập Xê Út, cùng với đó là lập trường đối đầu với Iran. 

Ông Trump có thể sẽ "bật đèn xanh" cho Israel giải quyết xung đột theo cách nào mà họ thấy phù hợp. Trong cuộc trò chuyện riêng vào tháng 7 với Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ông đã kêu gọi Israel nhanh chóng kết thúc cuộc chiến ở Gaza và nhấn mạnh rằng điều này phải được thực hiện trước khi ông nhậm chức.

Ngoài những lời thúc giục Thủ tướng Israel, không rõ ông Trump sẽ xoay xở thế nào khi vừa ủng hộ mạnh mẽ Israel trong khi vẫn cố gắng chấm dứt xung đột. Người Palestine lo ngại ông Trump sẽ cho phép Israel sáp nhập một số phần của Bờ Tây, điều này sẽ đánh dấu sự kết thúc của giải pháp hai nhà nước. 

Ở nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã cân nhắc kế hoạch ủng hộ Israel sáp nhập một phần Bờ Tây, song vẫn tính đến giải pháp thành lập một nhà nước Palestine độc lập, điều mà ông Netanyahu kịch liệt phản đối.

Ông Trump cuối cùng đã gác lại kế hoạch này vào năm 2020 như một phần của cái gọi là Hiệp định Abraham, dẫn đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Israel và một số quốc gia Ả Rập ở vùng Vịnh.

Với Iran, nhìn chung, có khả năng ông Trump sẽ cố gắng quay lại chính sách trước đây, áp dụng các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn.

Vào tháng 9, ông đã ra tín hiệu sẵn sàng đàm phán với Tehran để đạt được một thỏa thuận mới nhằm đảm bảo Iran không phát triển vũ khí hạt nhân. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei liên tục từ chối lời kêu gọi đàm phán trực tiếp với Mỹ. Tuy nhiên, Iran hiện đang ở trong tình trạng kinh tế khó khăn hơn và cũng dễ bị tổn thương hơn sau khi Israel làm suy yếu các lực lượng ủy nhiệm của Tehran ở khu vực.

Mặc dù vậy, nếu ông Trump một lần nữa theo đuổi chiến lược "gây sức ép tối đa" như nhiệm kỳ trước, điều này sẽ làm tăng nguy cơ xung đột trong khu vực.

Ngoài ra, việc tuyên bố mong muốn kết thúc xung đột tại Gaza khiến ông Trump có khả năng sử dụng mối quan hệ chặt chẽ của mình với Ả Rập Xê Út để thúc đẩy một thỏa thuận bình thường hóa giữa Israel và các nước Hồi giáo. Dù vậy, người Ả Rập Xê Út vẫn nhấn mạnh điều này sẽ không xảy ra cho đến khi vấn đề về nhà nước Palestine được giải quyết.

Trung Quốc chuẩn bị cho nhiệm kỳ khó đoán của ông Trump

Trong khi Ukraine và Trung Đông là hai điểm nóng có thể chứng kiến sự thay đổi trong chính sách của Mỹ thời gian tới, chính sách của Mỹ với Trung Quốc ở nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump được cho là sẽ không có quá nhiều thay đổi.

Với việc quan hệ với Trung Quốc là thách thức đối ngoại chiến lược, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã tiếp nối nhiều chính sách từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Do vậy, khi trở lại Nhà Trắng, ông Trump được tin là sẽ tiếp tục củng cố những chính sách đó. Mặc dù vậy với phong cách khó đoán của ông Trump, không điều gì là chắc chắn.

Đội ngũ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như cũng đã chuẩn bị tinh thần cho chiến thắng của ông Trump trong nhiều tháng khi họ theo dõi cuộc đua vào Nhà Trắng với tâm trạng lo lắng.

Với những người có cuộc sống hoặc công việc gắn bó hơn với Mỹ, nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump dường như đáng lưu ý hơn rất nhiều.

Cách tiếp cận "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump có thể sẽ có lợi hơn cho Trung Quốc trong các vấn đề như Đài Loan. Tuy nhiên, sự khó đoán của ông đến nay vẫn khiến giới chức Trung Quốc bất an. Một số quan chức lo ngại về khả năng gián đoạn hoặc thậm chí dừng hoàn toàn các cuộc đàm phán Mỹ - Trung vừa được nối lại và hậu quả của nó đối với hai bên cũng như cả thế giới.

Những tuyên bố trong chiến dịch tranh cử của ông Trump về thuế quan và vấn đề nhập cư khiến các nhà xuất khẩu cũng như du học sinh Trung Quốc lo ngại.

Trong nhiều năm, Mỹ và Trung Quốc bị mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh địa chính trị với tư cách là hai siêu cường lớn nhất thế giới. Hai nước đã xung đột về một loạt vấn đề, bao gồm thương mại, Đài Loan và tầm ảnh hưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tổ chức nghiên cứu Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG) cho biết cách tiếp cận của ông Trump với Trung Quốc chủ yếu về thương mại, do ông đặt mối quan hệ kinh tế của Mỹ với Trung Quốc lên trên các vấn đề khác.

Năm 2018, Washington đã phát động cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh khi chính quyền Tổng thống Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá hơn 250 tỷ USD. Điều đó đã thúc đẩy các biện pháp trả đũa từ Trung Quốc.

Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, ông Trump tuyên bố sẽ áp thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu, nhưng riêng với hàng hóa Trung Quốc, mức thuế có thể lên tới 60%.

Joshua Kurlantzick, một thành viên cấp cao về Đông Nam Á và Nam Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nhận định ông Trump đã cho thấy lập trường "quyết đoán hơn" với Bắc Kinh trong chiến dịch tranh cử lần này. "Chúng ta thực sự không biết điều gì sẽ xảy ra bây giờ", ông Kurlantzick nói.

Về khía cạnh an ninh, cách tiếp cận của ông Trump được cho là sẽ khác với người tiền nhiệm trong việc xây dựng quan hệ đối tác an ninh mạnh mẽ hơn của Mỹ với các nước khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Với Đài Loan, ông Trump cũng nêu quan điểm, chính quyền hòn đảo nên chi trả để được Mỹ bảo vệ.

Trung Quốc coi đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và là "lằn ranh đỏ" trong mối quan hệ với Mỹ. Tuy không có quan hệ chính thức, nhưng Mỹ vẫn bán vũ khí, trang thiết bị cho Đài Loan bất chấp chỉ trích của Bắc Kinh.

Điểm nóng bán đảo Triều Tiên

Bàn cờ địa chính trị thế giới thời Trump 2.0 - 3

Một cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn Quốc hồi tháng 9 (Ảnh: USNI).

Với khu vực bán đảo Triều Tiên, câu hỏi đặt ra là liệu Tổng thống đắc cử Trump quyết định giảm số lượng quân Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc hay yêu cầu đồng minh này phải trả thêm tiền để đảm bảo an ninh.

Mỹ hiện có khoảng 28.500 quân đồn trú ở Hàn Quốc. Ông Trump từng công khai cảnh báo sẽ cân nhắc giảm quy mô lực lượng này.

Trả lời phỏng vấn Bloombergtháng trước, ông Trump cho biết nếu ông phục vụ nhiệm kỳ thứ hai, Mỹ sẽ buộc Hàn Quốc trả 10 tỷ USD cho lực lượng đồn trú.

Hàn Quốc hiện trả hơn 1 tỷ USD mỗi năm để lực lượng quân sự Mỹ hiện diện trên lãnh thổ. Con số này dự kiến tăng lên xấp xỉ 1,3 tỷ USD vào năm 2026.

Sự hiện diện của quân đội Mỹ trên bán đảo Triều Tiên đóng vai trò là đối trọng với các lực lượng quân sự của Triều Tiên và Trung Quốc. Mỹ và Hàn Quốc định kỳ tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung. Một câu hỏi đặt ra là sự trở lại của ông Trump có làm giảm quy mô và tần suất các cuộc tập trận đó hay không.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã ký thỏa thuận hợp tác an ninh mới với Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, số phận của thỏa thuận này trở nên khó đoán định khi ông Trump trở lại Nhà Trắng.

Với Triều Tiên, ông Trump được cho là sẽ thúc đẩy một hội nghị thượng đỉnh nữa với nhà lãnh đạo Kim Jong-un sau 3 hội nghị ở nhiệm kỳ đầu tiên.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, hiện giờ, Bình Nhưỡng có ít lý do để đàm phán với Washington hơn trong bối cảnh Triều Tiên thúc đẩy quan hệ với Nga.

Các đồng minh châu Âu

Các liên minh của Mỹ có thể sẽ rơi vào căng thẳng, rạn nứt mới nếu ông Donald Trump tăng thuế thương mại đối với các đồng minh châu Âu, như ông đã nói trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình. Ông thường xuyên phàn nàn rằng các quốc gia như Đức, nơi có thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ, đang tận dụng sự bảo vệ quân sự từ Mỹ.

Ông Trump hy vọng các nước thành viên NATO sẽ đạt hoặc vượt mục tiêu chi tiêu quốc phòng 2% GDP, điều mà ông liên tục kêu gọi thậm chí từ nhiệm kỳ đầu tiên.

Ông Jeremy Shapiro, Giám đốc chương trình Mỹ tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu cho biết: "Tôi nghĩ ông Trump không có ý định phá vỡ các liên minh, nhưng ông ấy cũng không thực sự quan tâm đến chúng".

Chuẩn bị cho một mối quan hệ mới với Mỹ, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu: "Ông Donald Trump đã được bầu bởi người dân Mỹ, và ông ấy sẽ bảo vệ lợi ích của Mỹ, đó là một điều hợp pháp và tốt. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có sẵn sàng bảo vệ lợi ích của người châu Âu hay không. Đây là câu hỏi duy nhất".

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, chính phủ của ông Trump ban đầu phải vật lộn để thuyết phục người châu Âu thay thế thiết bị từ các nhà cung cấp viễn thông Trung Quốc như Huawei, vì lo ngại khả năng gián điệp của họ. Cuộc chiến thương mại của ông chống lại châu Âu khiến một số nhà lãnh đạo e dè trong việc hợp tác với Washington.

Nếu chính quyền mới của ông Trump nhượng bộ với Nga, các chính phủ châu Âu sẽ cảm thấy an ninh của họ bị đe dọa. Từ đó, các đồng minh của Mỹ có thể tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc, ngay cả khi điều này có nguy cơ phá vỡ mối quan hệ của họ với Washington.

Các nhà phân tích hy vọng ông Trump sẽ suy nghĩ lại về sự hiện diện của Mỹ ở châu Âu theo hướng rộng rãi hơn.

Bà Victoria Coates, cựu quan chức cấp cao trong Hội đồng An ninh Quốc gia của ông Trump, tin rằng nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông sẽ chấm dứt kỷ nguyên mà Mỹ được coi là người bảo đảm an ninh cho phương Tây.

Châu Phi và Mỹ Latinh

Nhiều chuyên gia tin rằng chính sách đối ngoại của ông Trump sẽ ưu tiên các mối quan hệ thương mại. Với châu Phi, trọng tâm của Trump có thể bị giới hạn ở việc châu Phi phù hợp như thế nào với các mục tiêu địa chính trị rộng lớn hơn của ông, đặc biệt là liên quan đến sự cạnh tranh với Trung Quốc.

Việc ông Trump trở lại nắm quyền đặt tương lai của Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng châu Phi (AGOA) vào tình trạng nguy hiểm khi thỏa thuận sẽ hết hạn vào năm sau.

Ông Trump không ưu tiên thỏa thuận đa phương, vì vậy các chuyên gia lo ngại ông có thể coi AGOA là đòn bẩy để đàm phán các thỏa thuận song phương có lợi hơn, gây rủi ro cho khuôn khổ hiện có.

Hơn nữa, sự hoài nghi về khí hậu của ông Trump cũng đặt ra một mối quan tâm lớn cho lục địa này. Việc Mỹ rút khỏi các thỏa thuận khí hậu sẽ khuếch đại tính dễ bị tổn thương về khí hậu của châu Phi

Trong khi đó, Mỹ Latinh có thể là trung tâm trong nhiệm kỳ của ông Trump bởi nơi đây tồn tại những vấn đề lớn liên quan đến chính sách của ông như nhập cư và ma túy.

Ba trụ cột của quan hệ Mỹ - Mỹ Latinh đang treo lơ lửng  gồm: di cư, năng lượng và thương mại. Cách tiếp cận của ông Trump đối với ngoại giao có thể định hình lại động lực khu vực theo những cách bất ngờ. Ông thường ưu tiên các mối quan hệ và ý thức hệ cá nhân hơn, cùng với đó là sử dụng thuế quan thương mại để có được sự nhượng bộ kinh tế và chính trị.

Mexico có thể sẽ chịu gánh nặng trong 4 năm tới bởi vì xuất khẩu của nước này có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan mà ông Trump đã tuyên bố.

Cam kết của ông Trump về việc trục xuất hàng triệu người di cư không có giấy tờ, nếu được ban hành, cũng sẽ ảnh hưởng khắp khu vực, nơi nhiều quốc gia phụ thuộc vào kiều hối từ Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.

Theo Al Jazeera, BBC, Reuters

Tác Giả:Nhận Định Bóng Đá
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái