Anh Ngô Văn Cường và chị Nghiêm Thị Hạnh đều là quân nhân,ămhiếmmuộnbốvỡoàkhoảnhkhắcconcấttiếngkhócđầuđờtỷ số newcastle united công tác tại Nghệ An. Kết hôn từ năm 2014, trải qua nhiều lần thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), anh chị vẫn chưa được đón nhận niềm hạnh phúc làm cha, làm mẹ, cho đến ngày 17/05/2024.
Sau khi kết hôn một thời gian mà không thấy có tin vui, vợ chồng anh Cường, chị Hạnh bắt đầu hành trình tìm con. Lần đầu tiên áp dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF) vào năm 2017, anh chị thất bại.
Năm 2018, anh chị tiếp tục làm IVF và thành công thụ thai. Tưởng chừng hy vọng đã thành hiện thực thì tới tuần thứ 26, chị Hạnh vỡ tử cung, thai nhi ra đời được 3 ngày không qua khỏi. Sự mất mát đó đã trở thành cú sốc lớn đối với gia đình anh chị.
May mắn thay, cuối năm 2022, câu chuyện của gia đình đã được chương trình Hạt mầm Khát vọngdo Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội phối hợp tổ chức, biết đến và tài trợ.
Nhờ đó, gia đình quyết định quay lại với phương pháp IVF và thành công giữ được 4 phôi. Sau ba lần liên tiếp thất bại tưởng như mất hết hy vọng, ở lần cuối cùng, anh chị đã chuyển phôi thành công và chào đón em bé đầu lòng.
Kể về hành trình tìm con, anh Cường cho biết, anh chị đã phải đối mặt với nhiều khó khăn cản trở khi biến cố liên tiếp ập tới.
Sau khi bố và em trai chị Hạnh mất vì ung thư, mẹ chị không may là người tiếp theo mắc căn bệnh này.
Hoàn cảnh éo le, hai vợ chồng phải tạm gác lại hành trình tìm con để tập trung chăm sóc mẹ. Khó khăn lại chồng chất khi anh Cường bị chứng viêm đa dây thần kinh. Quá trình chạy chữa hết bệnh viện này đến bệnh viện kia khiến anh bị suy sụp nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nhưng cũng chính khoảng thời gian đồng hành cùng nhau, đi qua những mất mát, thất bại hai vợ chồng càng thêm gắn bó, kiên cường. Họ tin một ngày, phép nhiệm màu sẽ xuất hiện, mang niềm vui đến với hai vợ chồng.
“Đủ tháng đủ ngày mình sẽ được gặp nhau”
Trò chuyện với PV về ca mổ đẻ hôm 17/5, anh Cường đôi mắt đỏ hoe: “Vợ chồng mình cứ cố gắng thôi, người ta cố gắng một thì mình cố gắng mười, miễn sao có con bên cạnh”.
Ca mổ hôm đó là một thử thách lớn đối với chị Hạnh. Theo lời bác sĩ phẫu thuật, vết mổ của lần sinh non trước khiến cho ca mổ lần này càng nguy hiểm hơn. Thế nhưng chị không nản lòng.
Sau khi các thủ tục, kỹ thuật đã sẵn sàng, chị Hạnh được chuyển đến phòng phẫu thuật. Anh Cường đứng trước cửa một lúc lâu rồi mới ngồi xuống hàng ghế chờ.
Ngồi trước phòng mổ, mặt anh đỏ bừng, đôi mắt rưng rưng, chốc chốc lại liếc nhìn chiếc đồng hồ cũ trên tay.
15h 00 phút, cánh cửa khu vực phẫu thuật được mở ra. Cảm xúc trong anh vỡ oà khi y tá thông báo: “Em bé được 2,4 kg, bố bế con nhé”. Anh ôm con vào lòng. Những giọt nước mắt hạnh phúc của người cha đã rơi khi nghe tiếng khóc đầu đời của thiên thần nhỏ: “Bố đây… bố đây con”.
Ôm con trên tay, anh Cường tươi tắn hơn hẳn, dường như mọi gánh nặng, âu lo trong lòng anh trước đó đã được trút bỏ.
Về đến khoa Sản, anh cười tươi trong sự chúc mừng của các bác sĩ, y tá và những bệnh nhân của khoa: “Chúc mừng gia đình nhé!”, “Em bé được sinh ra rồi hả? Chúc mừng ông bố nhé!”. Niềm vui lớn của gia đình dường như lan tỏa đến tất cả mọi người ở đây.
Anh tâm sự: "Với người khác, mang thai có thể chỉ đơn giản là 9 tháng 10 ngày, nhưng với vợ chồng mình nó dài đằng đẵng như bao nhiêu năm ấy. Mỗi lần vợ ốm, lên cơn gò mình lại lo lắng, hồi hộp. Vợ chồng mình đếm từng ngày từng giờ để được gặp con".
"Lần đầu bế con, mình vỡ oà hạnh phúc. Em bé là món quà vô giá ông trời ban tặng vợ chồng mình. Mà em bé cũng chọn ngày để ra ghê cơ, cùng ngày sinh với bố luôn!", anh hớn hở kể.
Khoảng một tiếng rưỡi sau khi mổ, em bé và chị Hạnh được trở về phòng hậu sinh. Anh cầm theo bó hoa đã chuẩn bị sẵn tặng vợ, cả gia đình được đoàn tụ cùng nhau.
Trong cơn đau sau mổ, chị Hạnh vẫn cố gượng dậy, kề sát bên con để cảm nhận khoảnh khắc thiêng liêng mà chị đã chờ đợi suốt một thập kỷ qua. “Con ơi con động viên mẹ cố lên nhé!”, anh thì thầm nói với con.
Gieo mầm hạnh phúc
Theo ước tính, mỗi năm, Việt Nam có hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Trong số đó, khoảng 50% là các cặp vợ chồng dưới 30 tuổi. Để tìm con, nhiều người không tiếc bỏ ra số tiền lớn để thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
Tuy nhiên, cũng có những gia đình khó khăn, điều kiện kinh tế không đủ, đành gác lại mơ ước làm cha, làm mẹ. Hiểu được mong mỏi đó, rất nhiều quỹ hỗ trợ các gia đình hiếm muộn đã được thành lập, giúp đỡ hàng trăm cặp vợ chồng hiện thực hóa ước mơ có con.
Chính nhờ những quỹ hỗ trợ như thế, những trường hợp như anh Cường, chị Hạnh được tiếp thêm nhiều động lực trên hành trình tìm con đầy gian nan. Và nhiều người trong số đó đã đón nhận niềm hạnh phúc vô bờ.
Phương Anh - Linh Đan - Thu Trang