Người đàn ông (48 tuổi,ườiđànôngHàNộigâytainạnvìbịđộtquỵkhilákết quả trận werder bremen Hà Nội) được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện E sau va chạm giao thông.
Trước đó một ngày, bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện cơn thiếu máu não thoáng qua như tê yếu một bên tay và chân, đau đầu dữ dội, chóng mặt, giảm thị lực, khó nói… Tuy nhiên, người bệnh nghĩ rằng đó là do say rượu nên nghỉ ngơi tại nhà.
Trước khi vào viện, người đàn ông này điều khiển xe ô tô tham gia giao thông bất ngờ khởi phát cơn đột quỵ, không kiểm soát được cơ thể và xảy ra va chạm.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E, cho biết bệnh nhân vào cấp cứu trong tình trạng yếu nửa người, đau đầu, lơ mơ, phát âm khó… Đây là những dấu hiệu đột quỵ cấp. Kết quả phim chụp cho thấy có tổn thương nhồi máu não trái. Bác sĩ nhanh chóng can thiệp nội mạch để loại bỏ cục huyết khối tắc bằng dụng cụ cơ học, tái thông mạch máu tưới não.
Theo bác sĩ Yên, các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể xảy ra trước khi khởi phát khoảng vài giờ hoặc 1 ngày, 1 tuần. Đột quỵ xảy ra đột ngột, người bệnh có triệu chứng nói khó, yếu tay - chân hoặc liệt nửa người, viêm phổi…. thậm chí, tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cấp cứu đột quỵ trong thời gian vàng có vai trò quan trọng trong cứu sống người bệnh, hạn chế các biến chứng và phục hồi nhanh. Thời gian cấp cứu lâu, hệ thần kinh càng bị tổn hại nhiều dẫn đến di chứng. "Giờ vàng" trong cấp cứu nhồi máu não được khuyến cáo trong 3-4,5 giờ kể từ khi khởi phát dấu hiệu đầu tiên.
Để dự phòng đột quỵ, bác sĩ Yên khuyến cáo những thói quen xấu cần thay đổi như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, lười vận động, thức khuya. Người dân tự nâng cao nhận thức về phòng tránh đột quỵ, biết cách nhận diện triệu chứng đột quỵ, lắng nghe cơ thể và khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu đột quỵ.
Nhóm máu có nguy cơ bị đột quỵ cao hơnNhững người mang nhóm máu A có nguy cơ đột quỵ cao hơn 16% so với các nhóm máu khác. Họ cũng dễ nhiễm khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột.