- Khi nói đến thực phẩm,àyAilànhàcungcấpthựcphẩmchúngtacóthểtintưởbảng xếp hạng ecuador tất cả chúng ta đều quan tâm đến một điều, đó là: Ai là nhà cung cấp thực phẩm mà chúng ta có thể tin tưởng?
Theo các kết quả khảo sát trước đây, những người tiêu dùng ở các đô thị lớn ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe.
Họ lo lắng về sự an toàn và nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm. Tuy nhiên, việc tiếp cận thông tin về thực phẩm sạch trên thị trường hiện đang gặp những khó khăn.
Sáng 14/12, một sự kiện do các đại sứ quán Hà Lan, Đan Mạch và Thụy Điển đồng tổ chức có tên Diplohack đã diễn ra tại Hà Nội với chủ đề thu hút được sự chú ý của công chúng đó là “niềm tin trong chuỗi thực phẩm”.
Sự kiện do các đại sứ quán Hà Lan, Đan Mạch và Thụy Điển đồng tổ chức có tên Diplohack đã diễn ra sáng 14/12 |
Tại sự kiện này, các đại biểu cùng trao đổi những vấn đề như ai hoặc cơ quan nào cung cấp thông tin về thực phẩm ở hình thức và phương tiện truyền thông nào. Bằng cách nào chúng ta có thể tin tưởng vào những nguồn thông tin mà chúng ta nhận được?
Ông Arie Veldhuizen, Tham tán Nông nghiệp tại Đại sứ quán Hà Lan, nhận định: “Các bạn cần có một chuỗi giá trị đảm bảo thực phẩm an toàn “từ trang trại đến bàn ăn”. Vì thế, tất cả các bên liên quan phải được kết nối và tất cả các giai đoạn trong chuỗi giá trị cần được theo dõi và giám sát chặt chẽ.
Ví dụ, một nhóm gồm hai người Hà Lan và Việt Nam đã phối hợp để lập ra một chuỗi giá trị thịt lợn an toàn bền vững, với một nhãn hiệu người tiêu dùng Việt Nam có thể tin cậy”.
Bà Camilla Bjelas, Cán bộ văn hóa tại Đại sứ quán Thụy Điển, cũng chia sẻ về kinh nghiệm thực tiễn ở đất nước mình.
Bà cho biết: “Ở Thụy Điển, chúng tôi có một số cơ quan chính phủ liên tục theo dõi và giám sát nguồn gốc sản phẩm thực phẩm. Bên cạnh việc điều tra, họ cũng đảm bảo rằng các nhà sản xuất dán mác, quảng bá các sản phẩm của họ với các chứng chỉ khác nhau tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật.
Một trong những cơ quan đóng vai trò đầu mối quan trọng là Cơ quan Lương thực Quốc gia, chịu trách nhiệm về ban hành văn bản pháp luật và kiểm soát thực phẩm không an toàn hoặc những vẫn đề đang diễn ra trong ngành công nghiệp thực phẩm.
Vì thế, trong vai trò một người tiêu dùng ở Thụy Điển, bạn có thể dễ dàng gửi những phàn nàn, khuyến nghị đến Cơ quan Lương thực Quốc gia hoặc trao đổi trực tiếp với các cơ quan báo chí truyền thông, bất cứ khi nào bạn có những nghi ngờ liên quan đến thực phẩm bạn đã mua hoặc tiêu dùng”.
Tại Việt Nam, mặc dù rất quan tâm cho vấn đề sức khỏe nhưng nhiều người chưa ý thực được về khả năng tiếp cận các sản phẩm hữu cơ.
Do đó tất cả mọi người đều hy vọng rằng, các kết quả của Diplohack sẽ giúp những người tiêu dùng và các nhóm nông dân gặp gỡ nhau và kết nối tốt hơn.
Minh Anh