Tại buổi làm việc với Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai về việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc và tạo cơ hội việc làm lao động trở về nước,óhútlaođộngởnướcngoàivềlàmcôngnhânvớilươngtriệuđồkết quả bóng đá uae hôm nay Phó Chánh Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH, Trưởng Đại diện văn phòng Bộ tại TPHCM Phạm Anh Thắng cho hay, chính sách đưa lao động ra nước ngoài tại Đồng Nai vẫn còn thụ động.
Thực tế, tại các tỉnh, thành tại khu vực miền Đông Nam Bộ như TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai… thị trường lao động theo xu hướng cầu, không phải cung như khu vực miền Trung, miền Bắc.
Hơn hết, 70% người lao động đa phần nhập cư, không có vốn hoặc không có cơ sở mượn vốn để đầu tư phát triển ngôn ngữ, kỹ năng. Từ đó, họ càng không có khả năng tìm đến xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Người lao động đa phần muốn ổn định nhanh, rồi sau đó mới nghĩ đến chuyện nhảy việc.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Thu Hiền thừa nhận, một trong những khó khăn trong việc kết nối lao động Việt với các doanh nghiệp nước ngoài là do người lao động ngại học việc, muốn có việc làm tạo ra thu nhập ngay.
Cụ thể, để xuất khẩu lao động sang nước ngoài, người lao động cần học ngôn ngữ của đất nước đó. Tuy nhiên, lao động ở tỉnh Đồng Nai đa phần là lao động phổ thông, không có đủ khả năng học ngôn ngữ thứ 2.
Công tác thông tin tuyên truyền về các chế độ, chính sách và hỗ trợ vay vốn cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế.
"Việc vận động được người lao động đi nước ngoài còn khó khăn. Hiện nay các ngành may mặc, dệt may, giày da chiếm đến 70% thị trường lao động bởi tuyển rất dễ, không cần bỏ thời gian học chuyên sâu cũng làm được. Hiếm có lao động nào chịu bỏ thời gian, công sức để đi học ngôn ngữ, kỹ năng, họ chỉ muốn có việc làm thật nhanh để có lương đóng tiền trọ", bà Hiền nói.
Tỉ lệ đào tạo nghề tại tỉnh Đồng Nai rất thấp trong khi có đến 60 trường dạy nghề. Từ đó, dẫn đến chuyện lao động ứng tuyển vào các doanh nghiệp tuyển người liên tục, dễ nhận việc. Đến khi doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, người lao động thực sự "chưng hửng".
Từ đó, những tháng trước và sau Tết Nguyên đán 2023, doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất đã làm giảm 31.000 lao động, trùng với số người đến rút bảo hiểm xã hội. Tỉnh Đồng Nai cũng ghi nhận khoảng 4.000 người/tháng làm hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH nhận xét, điều này tạo cơ hội cho địa phương tìm được nguồn lao động đang thật sự thất nghiệp, rồi lồng ghép các chương trình phi lợi nhuận để kết nối việc làm ở nước ngoài cho người lao động.
"Nhiều người thường nghĩ đi xuất khẩu lao động phải vay mượn nhiều tiền, nhưng lo sợ có lấy lại được "vốn" hay lại mang nợ. Tuy nhiên, đối với các hoạt động phi lợi nhuận về đưa lao động Việt ra nước ngoài do tỉnh tổ chức có thể giải quyết được khúc mắc này.
Quan trọng là tuyên truyền, tư vấn thế nào để người lao động biết đến, hiểu rõ xuất khẩu lao động nước ngoài không mất tiền hoặc chỉ đóng khoản phí rất ít", bà Hiền trình bày.
Thực tế, nhờ vào các chương trình phi lợi nhuận trong năm 2022, tỉnh Đồng Nai đã đưa được 332 lao động xuất khẩu sang các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đức,…
Trong đó, không thể không kể đến những chương trình như: EPS đưa 112.000 người sang Hàn Quốc trong suốt 18 năm; chương trình IM Japan; Điều dưỡng đa khoa tại CHLB Đức;…