Sau 6 ngày nghỉ nghị án,ữngvấnđềchờtòaphánquyếttrongvụchuyếnbaygiảicứlịch bóng đá anh tối nay TAND Hà Nội sẽ ra phán quyết sơ thẩm với 54 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu". Trong 12 ngày xét xử, hai người một mực kêu oan là Hoàng Văn Hưng, cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an và Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hòa. Những bị cáo còn lại thừa nhận toàn bộ hoặc một phần hành vi, mong được hưởng khoan hồng.
VKS đánh giá, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong bối cảnh Covid-19 bùng phát, các bị cáo là quan chức và chủ doanh nghiệp đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi.
Cựu thư ký thứ trưởng Y tế có được giảm nhẹ hình phạt?
Bộ Y tế là một trong 5 Bộ tham gia tổ công tác thực hiện đưa công dân về nước. Tại đây, Cục Y tế dự phòng được giao nhiệm vụ phê duyệt hoặc từ chối đề xuất của Bộ Ngoại giao về tần suất, số lượng chuyến bay giải cứu, phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Theo quy trình, thứ trưởng y tế khi nhận được đề xuất tổ chức chuyến bay giải cứu, combo (người dân phải tự nguyện trả phí toàn bộ) hoặc khách lẻ xin về nước sẽ chuyển cho Cục Y tế dự phòng tham mưu. Mọi trao đổi giữa cục và thứ trưởng đều thông qua Phạm Trung Kiên (thư ký của thứ trưởng).
Suốt quá trình xét xử, bị cáo Kiên cùng Vũ Anh Tuấn (cựu phó phòng tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) là hai người bị "nhắc" tên nhiều nhất khi nhiều chủ doanh nghiệp khai bị hai bị cáo này "làm khó" trong cấp phép chuyến bay nếu không đưa tiền.
Trong 19 doanh nghiệp đưa hối lộ có 12 công ty khai bị cáo Kiên trực tiếp ra giá 150-200 triệu đồng cho mỗi chuyến bay hoặc 1-2 triệu đồng mỗi hành khách, theo cáo buộc.