Chiều 15/2,ậnkýsinhchichítởnáchngườiđànôngsuốtthákết quả bốc thăm c2 theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An), bệnh nhân được kê đơn thuốc để điều trị tại nhà, hẹn tái khám. Nam bệnh nhân đến thăm khám khi có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu ở vùng nách. Người này cho biết tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn vào buổi tối.
Qua thăm khám, bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm tìm ký sinh trùng trên cơ thể (nạo, soi da và lông nách dưới kính hiển vi). Kết quả xét nghiệm phát hiện nhiều trứng rận bám chắc trên lông, ấu trùng rận, rận trưởng thành bám chắc vào da vùng nách của bệnh nhân.
Sau đó, bệnh nhân được tiến hành cạo nấm, vệ sinh vùng nách để diệt rận và ấu trùng, trứng. Bác sĩ kết hợp thuốc điều trị tại nhà và hướng dẫn người bệnh vệ sinh mỗi ngày để tránh tái phát.
Rận mu là loại côn trùng nhiều chân, chúng thường ký sinh và bám rất chắc ở da, lỗ chân lông cơ thể con người đặc biệt là ở vùng sinh dục và các bộ phận khác như lông tóc.
Loại ký sinh trùng này có kích thước nhỏ hơn các loại rận khác. Vì thế, mọi người thường chủ quan và không phát hiện ra sự tồn tại của chúng. Rận mu trưởng thành có thể ký sinh trên cơ thể tới 30 ngày. Rận mu cái còn sở hữu khả năng sinh sản trung bình 25-30 trứng mỗi lần.
Theo các số liệu thống kê, tỷ lệ nam giới mắc bệnh có xu hướng cao hơn, nguyên nhân là lông của họ dày, rậm hơn nhiều so với nữ giới. Đây là điều kiện thuận lợi để rận sinh sôi, phát triển và lây lan sang những người xung quanh.
Sau khi ký sinh trên vùng lông mu, rận trưởng thành sẽ bắt đầu quá trình sinh sản, phát triển của mình. Thông thường, trứng rận sẽ nở sau khoảng 7-10 ngày, hút máu vật chủ để sinh sống, phát triển, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu đối với bệnh nhân.
Bác sĩ khuyến cáo cần thường xuyên vệ sinh, giữ cho cơ thể sạch sẽ. Khi thấy có biểu hiện ngứa, da sần mẩn đỏ, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời.