Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Ngày 22/8,áccấpcầnchấphànhnghiêmLuậtTốtụnghànhchíbenfica – boavista Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 10.
Theo Chương trình, Ủy ban Tư pháp sẽ cho ý kiến về dự thảo Báo cáo giám sát việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Nhân dân; tổ chức phiên giải trình về "Tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người giai đoạn từ năm 2012 đến 2017"; thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự. Dự kiến Ủy ban Tư pháp họp đến ngày 24/8.
Tại phiên làm việc ngày 22/8, các thành viên Ủy ban Tư pháp cho ý kiến về dự thảo Báo cáo giám sát việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.
Tham dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương.
Nhiều lãnh đạo địa phương không đối thoại với dân
Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết vấn đề giám sát là chủ đề nóng bỏng, được dư luận xã hội và nhân dân rất quan tâm. Qua giám sát cho thấy kết quả đạt được cũng nhiều và những tồn tại hạn chế cũng không ít.
Theo dự thảo Báo cáo giám sát do bà Nguyễn Thị Thủy, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp trình bày tại phiên họp, thời gian qua, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp đã tích cực, chủ động trong công tác soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt Ủy ban Nhân dân các cấp đẩy mạnh cải cách hành chính và thủ tục hành chính, chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, bảo đảm tính chính xác, đúng pháp luật của các quyết định hành chính, hành vi hành chính, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế -xã hội.
Các tòa án nhân dân đã đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án hành chính, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Các viện kiểm sát nhân dân đã tăng cường kiểm sát hoạt động xét xử và thi hành án hành chính, bảo đảm việc giải quyết các vụ án hành chính, thi hành án hành chính đúng pháp luật.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn Giám sát cho rằng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Nhân dân nhiều địa phương chưa chấp hành nghiêm túc quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Theo đó, một trong những yêu cầu của việc ban hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015 là tăng cường trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc tham gia tố tụng, giải quyết khiếu kiện của người dân đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Tuy nhiên trên thực tế, tỷ lệ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân và người đại diện của Ủy ban Nhân dân không tham gia đối thoại, không tham gia phiên tòa có xu hướng ngày càng tăng qua các năm.
Năm 2017, tỷ lệ không tham gia đối thoại, không tham gia phiên tòa tăng gấp 3 lần so với trước khi thực hiện Luật Tố tụng hành chính 2015 (năm 2015 là 10,71%; năm 2016 là 21,93%; năm 2017 là 31,69%).
Có những địa phương, sau khi Luật Tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực thi hành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân làm văn bản ủy quyền thường xuyên cho Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tham gia tố tụng; sau đó, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cũng chưa tham gia bất kỳ phiên đối thoại hoặc phiên tòa nào.
Theo báo cáo của Đoàn Giám sát tại thành phố Hà Nội, trong 3 năm (2015, 2016, 2017), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử 189 vụ án nhưng chưa có vụ án nào Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tham gia tố tụng.
Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017, có 260/260 vụ (100%) không tổ chức đối thoại được do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân và đại diện Ủy ban Nhân dân các cấp vắng mặt tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo bà Thủy, lý do vắng mặt không tham gia tố tụng được Ủy ban Nhân dân các địa phương nêu đều do “bận công tác” và do Luật Tố tụng hành chính 2015 thu hẹp phạm vi người được ủy quyền tham gia tố tụng (chỉ Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân) so với Luật Tố tụng hành chính 2010, dẫn đến khó khăn trong thực hiện.
Ngoài ra, qua giám sát cho thấy, việc thi hành các bản án, quyết định hành chính của tòa án thuộc trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Nhân dân ở một số địa phương thời gian qua chưa được thực hiện nghiêm túc.
Hạn chế lớn nhất là vẫn còn 36 bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Nhân dân thi hành, gây bức xúc cho người được thi hành án, dẫn đến tiếp tục khiếu nại, khiếu kiện phức tạp.
Bên cạnh đó, công tác giải quyết, xét xử án hành chính còn một số tồn tại: Tỷ lệ bản án, quyết định hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan còn chưa đạt chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội giao. Một số tòa án trong quá trình giải quyết, xét xử có sai sót trong việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật, chưa thực hiện đúng các quy định về tố tụng…
Đối với công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử và thi hành các bản án, mặc dù kiểm sát viên tham gia hầu hết các phiên tòa song ít phát hiện được vi phạm để kháng nghị. Trong công tác thi hành án hành chính có tình trạng cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên ngại va chạm với chính quyền địa phương.
Thực hiện nghiêm Luật Tố tụng hành chính
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đánh giá cao việc Đoàn Giám sát của Ủy ban Tư pháp đã chọn đúng vấn đề, tạo ra cú hích trong việc nâng cao chất lượng, tiến độ, hiệu quả giải quyết các vụ án hành chính.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, trong tất cả các loại án thì tồn đọng trong án hành chính là lớn nhất, tỉ lệ giải quyết thấp nhất, hủy sửa cũng cao.
Theo Chánh án, hiện có 3 vướng mắc lớn trong công tác giải quyết án hành chính. Cụ thể, khả năng thu thập thông tin của người dân (nhất là những văn bản pháp quy, tài liệu liên quan đến đất đai…) để tham gia vụ kiện khó khăn nên khi ra tòa thường ở thế yếu.
Bên cạnh đó, theo quy định, đối thoại giữa người khởi kiện và chính quyền là yêu cầu bắt buộc nhưng nhiều nơi không làm bước này nên khi người dân đưa vụ việc ra tòa mà không có đối thoại thì tòa không thể xử lý được.
Đặc biệt, sự tham gia của tố tụng của người đại diện của Ủy ban Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân rất hạn chế.
Từ thực tế này, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đề nghị cần xem xét cơ chế giám sát trách nhiệm cung cấp tài liệu cho người dân và trách nhiệm ra tòa của các Chủ tịch Ủy ban Nhân dân.
Nhiều đại biểu chỉ rõ, người đứng đầu một số cơ quan hành chính Nhà nước trong một số vụ việc còn chưa sát sao, chưa đề cao trách nhiệm, chưa kiểm soát được đầy đủ vụ việc dẫn đến ký ban hành các quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính trái pháp luật; khi phát sinh khiếu nại của người dân thì chưa thực sự cầu thị, xem xét thấu đáo vụ việc để kịp thời khắc phục.
Khi người dân khiếu kiện đến tòa án, phát sinh thủ tục tố tụng thì không thực hiện nghiêm túc Điều 60 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, không tham gia đối thoại, không tham gia phiên tòa; khi bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì lại không chấp hành.
Mặt khác, sau khi ủy quyền cho cấp phó tham gia tố tụng thì lại không kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở người được ủy quyền thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Một số ý kiến cho rằng, tâm lý ngại va chạm của một số thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự đối với chính quyền cùng cấp trong giai đoạn giải quyết vụ án và giai đoạn thi hành án hành chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong chất lượng xét xử, kháng nghị, kiến nghị, theo dõi, đôn đốc công tác thi hành án hành chính thời gian qua.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học nhấn mạnh, đã là cơ quan kiểm sát, xét xử phải thượng tôn pháp luật, không chịu bất cứ một sức ép nào.
Tuy nhiên đây là việc khó, bởi thực tế là ở địa phương có câu chuyện các cấp ủy Đảng can thiệp sâu, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của các cơ quan tư pháp. “Phải có chỉ đạo để chấm dứt sự can thiệp trái pháp luật của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động xét xử,” Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học đề nghị.
Nhiều ý kiến cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các cấp có giải pháp khắc phục triệt để các sai sót, vi phạm trong quá trình ban hành quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành chính nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, tăng cường giải quyết khiếu nại hành chính bảo đảm đúng pháp luật nhằm hạn chế phát sinh các vụ án hành chính.
Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các cấp chấp hành nghiêm Luật Tố tụng hành chính, chấn chỉnh những địa phương thời gian qua không thực hiện nghiêm túc Điều 60 Luật Tố tụng hành chính 2015 (không tham gia đối thoại với người dân, không tham gia phiên tòa, chậm trễ hoặc không cung cấp chứng cứ cho tòa án)./.
Theo TTXVN