- Để trẻ được chủ động xây dựng và thể hiện ý tưởng trong mỗi sản phẩm của mình là cách để phát triển cá tính hữu hiệu nhất,ẹđừngsờvàobàicủatrẻkeo bong da hom nay nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng thấu hiểu điều này.
Lần đầu tiên môn Mỹ thuật được dạy ở THPT
Môn Mỹ thuật lồng ghép hoạt động thực hành và thảo luận nghệ thuật
Những lợi ích cho trẻ nhỏ
Mới đây, kể chuyện đi học ở Mỹ của 2 đứa con, anh Nguyễn Danh Lam, một hoạ sĩ tốt nghiệp Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM nói:
“Suốt từ khi con biết cầm cây viết chì đến giờ, mình tuyệt đối không bao giờ dạy nó vẽ, kể cả cách pha màu. Ngược lại, mình chỉ mong sao… học được cách vẽ của nó, nhưng… thua”.
Trẻ chủ động chuẩn bị nguyên vật liệu và hình thành ý tưởng |
Lê Đăng Ninh, CEO của xưởng nghệ thuật Tí Toáy – một cơ sở dạy vẽ có tiếng cho trẻ em ở Hà Nội – khá hào hứng với việc ngộ ra rằng: Lắng nghe, tôn trọng mọi ý tưởng và quyết định của trẻ sẽ giúp trẻ đạt tới những lợi ích không ngờ.
Chính vì vậy, mặc dù các lớp học đang suôn sẻ, đầu năm 2018, cơ sở đào tạo này đã quyết định triển khai mô hình lớp học chủ động Proactive Classroom.
Với mô hình này, trọng tâm từ giáo viên sang học sinh, cngười học phải chủ động tất cả việc học tập của mình từ việc: chuẩn bị học liệu – chọn lựa cách thể hiện – phát triển ý tưởng và hoàn thành tác phẩm mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên.
Giáo viên ở mô hình cũ chuyển đổi vai trò từ người giảng dạy – thị phạm – hướng dẫn thực hành trở thành người hướng dẫn, một người đồng hành cùng học sinh trong quá trình học tập. Trong giờ lên lớp, người hướng dẫn sẽ mô tả về nội dung buổi học sau đó đặt ngược lại các câu hỏi cùng với gợi ý để người học tự chủ động và quyết định việc thực hành của mình mà không áp đặt cách làm hay ý tưởng cho học sinh. Điều này bắt buộc người học phải tư duy và tự thực hành theo ý hiểu của mình.
Lớp học từ chỗ học sinh ở dưới – giáo viên ở trên thì bây giờ có kiểu tương tác là 1-1 và 1-6; tức là một người hướng dẫn làm việc với một người học, và một người hướng dẫn kiểm soát 6 học sinh.
Lê Đăng Ninh cho biết, động lực và cảm hứng để thay đổi đó là những bất cập trong mô hình giảng dạy cũ mà xưởng đang vận hành.
Lâu nay, học sinh sẽ đến lớp và chờ giáo viên giảng bài, sau đó giáo viên thị phạm làm mẫu, tiếp theo là quá trình thực hành của trẻ. Ở bất cứ công đoạn nào, người học cũng đều phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởi giáo viên, dẫn đến năng lực về sáng tạo của trẻ em bị hạn chế ít nhiều. Những tác phẩm và ý tưởng của học sinh khi học ở mô hình cũ thường có những nét giống nhau cả về màu sắc lẫn cách thể hiện.
Đó là chưa kể đến hiện tượng học sinh không chủ động làm bài mà phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên; ảnh hưởng lẫn nhau, trẻ có nguy cơ không hình thành được tính cá nhân, sự chủ động. Trong khi đó, tính cá nhân hoá và cá tính hoá là hai yếu tố then chốt của giáo dục nghệ thuật nói chung.
“Lớp học chủ động” được tham khảo từ mô hình học tập Micro School từ học viện Khan Lab School, một nhà giáo dục người Mỹ.
Trong thực tế ở Việt Nam, một số nhà giáo dục đã làm điều này trước đấy từ nhiều năm về trước ở các nhà trường phổ thông. Đó là sự “tổ chức lớp học” cho trẻ ở những mô hình như trường thực nghiệm, trường học mới...ở những môn học khác nhau với các thế hệ học trò "cá tính" đã trưởng thành.
Những trở ngại từ...người lớn
Dù chỉ là xưởng vẽ ngoài hệ thống trường lớp chính quy, nhưng chuyển sang cách tiếp cận giáo dục mới, Tí Toáy cũng gặp không ít thách thức.
Thách thức lớn nhất là cần thời gian thay đổi và đòi hỏi sự thấu hiểu từ cả gia đình lẫn môi trường giáo dục.
Thứ hai đó là sự xung đột giữa mô hình học tập truyền thống ở nhà trường và mô hình học tập chủ động dẫn đến việc thời gian đầu người học bị bối rối trong cách tiếp cận.
Thứ ba là quan điểm giáo dục của đại đa số phụ huynh vẫn chưa thực sự cởi mở và trao quyền cho trẻ được tự lập mà vẫn muốn can thiệp vào quá trình học tập của con.
Thứ tư, việc thay đổi hành vi giảng dạy từ việc được lập trình sẵn theo giáo trình, nay phải trở thành một người đồng hành với học sinh và đặt các câu hỏi ngược lại cho học sinh, khuyến khích trẻ tư duy và thực hành là không hề dễ dàng với giáo viên.
Trong quá trình chuyển đổi mô hình học tập lớp học chủ động, xưởng đã phân loại khá rõ đối tượng học sinh và phụ huynh: Hoặc là tiếp tục với cách học an toàn của mô hình cũ, hoặc là cùng thay đổi cách làm mới.
Quyết định thay đổi sau nhiều chật vật đã mang lại kết quả khả quan: Sau 9 tháng, tại 4 cơ sở đào tạo, số lượng học sinh tăng hơn 10% so với cùng kì năm trước. Điều quan trọng hơn cả là không khí và năng lượng trong lớp học thay đổi rõ rệt.
“Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu của sự thay đổi. Để thay đổi hành vi học tập của trẻ em và quan điểm giáo dục của phụ huynh, còn rất nhiều điều chỉnh và thay đổi trong tương lai để hoàn thiện mô hình lớp học chủ động này” – anh Ninh cho biết.
Quỳnh Phương