Đến đền thờ Quan Thế Âm ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, vào thời điểm này trong năm, du khách có dịp được tận mắt chiêm ngưỡng cây cổ thụ với tuổi đời hơn 1.400 năm đang "nhuộm vàng rực" góc sân chùa.
Cây bạch quả chuyển màu lá khi giao mùa
Những năm gần đây, kể từ khi xuất hiện trên các hãng truyền thông nước ngoài, bạch quả cổ thụ vô tình trở thành điểm hút khách đặc biệt.
Vào thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, lượng khách ghé thăm có ngày đạt kỷ lục tới 70.000 người/ngày. Thậm chí, nhiều người chấp nhận xếp hàng suốt nhiều giờ chờ vào trong chiêm ngưỡng.
Màu vàng rực rỡ phủ kín góc sân |
Tuy nhiên, khuôn viên chùa vốn thanh tịnh và có giới hạn nên chính quyền địa phương đã thiết lập đội ngũ bảo vệ chặt chẽ, mỗi ngày cho phép lượng khách nhất định vào thăm.
Cây bạch quả vốn là loài cây trồng lâu đời ở Trung Quốc. Chúng thậm chí được mệnh danh là "hóa thạch sống" bởi loài cây này không thay đổi suốt hơn 200 triệu năm qua dù trải qua nhiều đợt biến đổi khí hậu.
Lá vàng nhuộm kín sân chùa |
Tài liệu cũ để lại cho thấy, loài cây này xuất hiện đầu tiên vào khoảng năm 1690 tại các ngôi chùa ở Nhật Bản, sau này mới "du nhập" sang Trung Quốc.
Tại "xứ sở hoa anh đào", bạch quả còn là biểu tượng của sự mạnh mẽ, kiên cường. Sau vụ nổ bom nguyên tử ở thành phố Hiroshima (Nhật Bản), trong khi đa số các thực vật đều bị diệt sạch, thì bạch quả là số ít các cây sống sót sau thảm họa.
Cả góc sân như được "phủ vàng" |
Một ngôi làng xa xôi nằm trên đỉnh đồi ở nước Ý với dân số già đang muốn chào đón những thành viên mới.