Nhân dịp 20/11,ĐổimớisáchĐạođứcquantrọngnhưnggiáoviênphảilàtấmgươngcảmhóahọctrònhà cái hôm nay Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đến thăm và chúc mừng các thầy cô của Trường THPT Đinh Tiên Hoàng. Đây là ngôi trường đặc biệt tại Hà Nội với mô hình giáo dục “không chọn lọc đầu vào”. Ngôi trường này cũng không từ chối bất kể học sinh nào, dù đó được coi là học sinh cá biệt hay từng bị kỷ luật.
Ấn tượng với cách thức tiếp cận, giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường, Phó Thủ tướng chia sẻ: “Tôi cũng từng là học sinh, cũng từng nghịch lắm! Do vậy, tôi rất biết ơn những điều các thầy cô đã làm”.
Bài học đầu tiên của giáo viên là hướng về nhân văn
NGƯT Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục, cũng là vị hiệu trưởng đầu tiên của Trường THPT Đinh Tiên Hoàng - trong buổi gặp mặt Phó thủ tướng đã khẳng định: “Chúng tôi làm giáo dục không vì khen thưởng, cũng không vì bất cứ áp lực nào. Thầy cô của chúng tôi được sáng tạo và chúng tôi đã làm điều đó suốt 30 năm nay”.
Trong đó, bài học đầu tiên mà vị cựu hiệu trưởng này đưa ra là khuyến khích giáo viên được làm chủ, hướng về nhân văn – những gì tốt đẹp nhất cho học trò. Theo ông, thầy cô phải là tấm gương thì mới có thể giáo dục học trò “tự học sáng tạo, tự chủ, tự trọng, tự tin và tự chịu trách nhiệm”.
Cũng với bài học này mà nhiều thầy cô khi giảng dạy dưới mái trường đều cảm thấy tự hào. “Nếu ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì những học sinh không được vào trường tốt, các em sẽ đi về đâu? Chọn một nơi còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi được phát huy lòng yêu nghề”, cô Nguyễn Tố Tâm, giáo viên tiếng Anh của trường nói.
“Đổi mới sách Đạo đức quan trọng, nhưng giáo viên phải là tấm gương cảm hóa học trò”
Lắng nghe những chia sẻ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xúc động. Ông nói: “Thú thực khi đến đây, nghe các cựu học sinh gọi cô giáo Trâm (hiện là Hiệu trưởng nhà trường) là mẹ, tôi vô cùng cảm động. Tôi ngồi nhìn trường không có lễ, không có bục hay khang trang bằng nhiều ngôi trường khác, nhưng cái quý của ngôi trường này là dám mở vòng tay đón nhận mọi học sinh, bất kể trước đó các em học ở đâu, có cá tính thế nào”.
Theo Phó Thủ Tướng, một trong những điều quan trọng của giáo dục nói chung, đặc biệt với giáo dục phổ thông là sự bình đẳng.
"Nếu trường nào cũng chỉ chọn những học sinh tốt nhất để dạy cho có thành tích cao thì những học sinh có điều kiện thiệt thòi hay những em có tính cách đặc biệt sẽ học ở đâu? Cho nên, đó là cái đích chúng ta cần phải thay đổi và hướng đến", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
“Day kiến thức là cần thiết, nhưng không chỉ có vậy”
Phó Thủ tướng cũng nhìn nhận, điều mà các thầy cô của Trường THPT Đinh Tiên Hoàng đã làm được là “dạy làm người rồi mới dạy chữ”. Điều này không phải ngôi trường nào cũng làm được, kể cả ở bậc đại học hay phổ thông.
NGƯT Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng nhận hoa từ Thủ tướng
“Dạy học trò tiếp nhận kiến thức là cần thiết, dạy học trò biết vâng lời cũng là rất cần thiết, nhưng không chỉ có như vậy. Bên cạnh việc khơi dậy tài năng, quan trọng cần phải khơi dậy những giá trị tốt đẹp của từng học trò”.
Cho nên theo ông, không chỉ đổi mới sách Đạo đức, sách Giáo dục công dân, một trong những điều vô cùng quan trọng chính là tấm gương của các thầy cô giáo, sự chung tay của cha mẹ học sinh.
“Đấy là cách cảm hóa tốt nhất để học sinh noi theo”, Phó thủ tướng nói.
Không chỉ học sinh phải học mà thầy cô cũng phải học. Thầy cô gương mẫu dạy làm người trong hành xử, ứng xử. Môi trường giáo dục phải là nơi điển hình đi đầu để khơi dậy những điều tốt đẹp, từ đó lan tỏa những thứ tốt đẹp tới nhiều ngôi trường khác.
“Một ngôi trường khó khăn như thế này, đầu vào như thế mà làm được, tại sao các trường thuận lợi khác lại không làm được?”, Phó Thủ tướng nhắn nhủ.
Thúy Nga
- Nhân dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi thư chúc mừng các cán bộ, giáo viên, nhân viên đã và đang công tác trong ngành giáo dục.