Bản Cát Cát,ảinghiệmnỗiniềmthươngnhớđồngquêtạinhữngngôilàngđặcbiệtrực tiếp bóng đá kèo nhà cái Việt Nam
Cát Cát là bản của đồng bào dân tộc H’ Mông, là điểm du lịch văn hoá và sinh thái nổi tiếng ở Sapa, Lào Cai.
Du khách tới đây bị chinh phục bởi cảnh núi non trùng điệp, ruộng bậc thang tuyệt đẹp vào mùa lúa chín hoặc mùa nước đổ, những chiếc cọn tre rất lớn và đặc biệt là lối sống quần tụ theo phương pháp mật tập vẫn được duy trì suốt bao đời…
Phí tham quan 70 ngàn VNĐ (3 USD).
Làng “cổ dài” Huai Sua Tao, Thái Lan
Huai Sua Tao là một trong những làng “cổ dài” ở miền bắc Thái Lan, cư dân vốn là các thành viên bộ lạc Kayan di cư từ Myanmar sang từ những năm 1980.
Theo truyền thống, để trở thành những thiếu nữ xinh đẹp, các bé gái được đeo các vòng bằng đồng với số lượng tăng dần khiến cổ ngày càng dài ra. Cùng với các phong tục tập quán của cư dân địa phương, những “mỹ nhân cổ dài” tạo nên nét đặc biệt cho các điểm đến này của Thái Lan.
Phí tham khoảng 250 Baht (8 USD).
Làng cổ Hoành Thôn, Trung Quốc
Hoành Thôn được UNESCO xếp hạng Di sản Thế giới. Làng được thiết lập theo các nguyên tắc phong thuỷ thời nhà Tống từ 900 năm trước, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc sống động và tinh tế. Các ngôi nhà trong làng được kết nối bởi mạng lưới kênh rạch chảy vào hồ Nam và ao Trăng, tối tối lung linh ánh đèn lồng.
Hoành Thôn là một trong những ứng viên cho danh hiệu “Venice phương Đông”, cũng từng là bối cảnh quay một số cảnh cho bộ phim “Ngoạ hổ, tàng long” nổi tiếng năm 2000, từng được đề cử giải Oscar.
Phí tham quan 104 Nhân dân tệ (15 USD).
Làng chài
Nusfjord, Na Uy
Lofoten nổi tiếng bởi phong cảnh núi non hùng vĩ, vùng biển rộng mở xen kẽ những vịnh nhỏ kín đáo, các bãi biển và vùng đất hoang sơ.
Hồi giữa thế kỷ 19 có hơn 1.500 người đàn ông ở lại trong những ngôi nhà gỗ nhỏ của làng Nusfjord suốt mùa đánh cá Tuyết. Hiện nay chỉ còn 22 cư dân sống tại làng, nhưng thu hút hàng chục nhóm du khách tham quan mỗi ngày và qua đêm trong những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh xắn nằm ngay sát mép nước.
Du khách có thể tham quan các toà nhà lịch sử, hoặc đi bộ đường dài ven biển.
Phí tham quan 100 kroner (10 USD).
Làng bến cảng
Clovelly, Vương quốc Anh
Tại Anh các làng chài không thu phí tham quan, nhưng đi vào những con đường rải sỏi, không có ô tô của Clovelly thì mất phí. Cũng còn một lý do nữa là người tham quan phải trả khoản admission fee (kiểu như “phí nhập môn”).
Clovelly là điền sản thuộc sở hữu tư nhân từ năm 1242, sau đó được bà Christine Hamlyn - “Nữ hoàng của Clovelly” - cùng chồng phục hồi, làm đẹp nhiều ngôi nhà cùng các con đường ven sườn đồi trong làng, trên cơ sở gìn giữ những nét đẹp đặc trưng của vùng bắc Devon.
Năm ngoái có 150 ngàn người đã tới trải nghiệm cuộc sống tại làng chài vẫn đang hoạt động này.
Làng cổ Supai trong hẻm núi Havasu, Mỹ
Năm ngoái gần 6 triệu du khách đã tới công viên quốc gia Grand Canyon, nhưng có lẽ còn chưa nhiều người biết tới Supai - làng cổ duy nhất ẩn mình trong những khối đá sa thạch lởm chởm.
Supai nằm cách con đường gần nhất 13km và là cộng đồng cư dân ở vùng xa xôi nhất trong số 48 bang ở vùng thấp hơn của nước Mỹ, tới nay vẫn nhận thư từ theo đường “la chuyển” (la thồ hàng cho bưu điện).
Để đến đây ngắm các kỳ quan nước màu ngọc lam đẹp ma mị và thảm thực vật phong phú, du khách chỉ có thể đi bằng trực thăng hoặc đi bộ, hoặc theo các chú la - những bưu tá đặc biệt.
Làng Supai là một phần của khu Bảo tồn Ấn Độ Havasupai, với dân số chỉ hơn 200 người đã sống trong hẻm núi này từ hơn 800 năm qua. Nay họ có thêm thu nhập từ “phí nhập môn” và cắm trại của du khách.
Giấy phép vào Supai cùng phí môi trường và thuế tổng cộng 110 USD/người. Giấy phép cắm trại khởi điểm từ 100 USD mỗi đêm (tối thiểu 3 đêm).
Khu định cư Maasai, Kenya
Trong hầu hết các chuyến đi tới Kenya và Tanzania, bao gồm cả tham quan khu định cư Maasai, điều thu hút du khách nhất có lẽ là những ngôi nhà tranh vách đất đơn sơ, mộc mạc mà họ muốn trải nghiệm nỗi niềm “thương nhớ đồng quê”.
Du khách cũng có niềm vui được các cư dân bộ lạc Maasai nhiệt tình chào đón bằng những bài hát và điệu nhảy Adumu truyền thống.
Phí tham quan là 20 USD.
Năm nay hoa anh đào ở Nhật Bản bung nở rực rỡ, nhưng vắng vẻ, thưa thớt khách tham quan do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.