Bà M. chia sẻ vợ chồng bà đã có 2 người con,ườiphụnữtuổisinhcongáinặbxh thụy điển 2 một gái, một trai. Con gái lớn hiện định cư ở nước ngoài, người con trai gặp tai nạn qua đời năm 20 tuổi.
Sau biến cố của con trai, vợ chồng bà đau khổ, buồn và cô quạnh. Ước mong có người con bên cạnh cho "vui cửa, vui nhà" nhưng ông bà không thực hiện được bằng phương pháp mang thai tự nhiên.
Sau nhiều đắn đo, cân nhắc, ông bà quyết định trao đổi với con gái và người thân về mong ước này. Được ủng hộ, ông bà có thêm nghị lực, niềm tin để thực hiện ý nguyện. Năm 2022, khi bà đã ở tuổi 59, chồng 62, hai vợ chồng đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, để bày tỏ nguyện vọng được làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm).
Dù biết tuổi cao sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong quá trình mang thai, sinh nở, nhưng khát vọng có con quá lớn, ông bà vẫn quyết tâm thực hiện. Họ thành công ở lần chuyển phôi thứ 2.
Thai kỳ diễn ra thuận lợi, ngày 1/6, bà M. có dấu hiệu chuyển dạ. PGS.TS. Vũ Văn Tâm, Giám đốc bệnh viện, trực tiếp thực hiện ca mổ đẻ cho bà, đón thành công bé gái nặng 3,1 kg chào đời khỏe mạnh.
Bác sĩ Tâm cho biết đến thời điểm này, đây là người phụ nữ cao tuổi nhất sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Trước đó, bệnh viện từng mổ đón thai cho 2 ca sinh con ở tuổi 54 và 51.
Ở Việt Nam, năm 2021, Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thanh Hóa từng can thiệp thành công giúp người phụ nữ 61 tuổi ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) làm mẹ, người chồng năm đó 68 tuổi. Năm 2017, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội công bố lần đầu tiên ở Việt Nam có người phụ nữ sinh con tuổi 60. Cả hai trường hợp đều có con nhờ thụ tinh trong ống nghiệm.
Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai và sinh đẻ khi tuổi cao khó có một thai kỳ an toàn, suôn sẻ.
Một số trường hợp có nguy cơ cao là thai bất thường, hay gặp là chửa trứng. Nếu không theo dõi và can thiệp phù hợp, dễ gây biến chứng như sảy thai, nhiễm trùng, băng huyết, đặc biệt là nguy cơ ung thư tế bào nuôi. Nguy cơ ung thư càng tăng lên đối với người bệnh lớn tuổi.
Mang thai khi lớn tuổi, người mẹ phải xác định nguy cơ bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường… Trong quá trình sinh nở cũng dễ xảy ra biến chứng, đặc biệt khi hệ xương đã bị lão hóa như loãng xương, khung xương chậu không còn sự giãn nở như người trẻ nên gây khó khăn cho cuộc sinh. Sau khi sinh, sức khỏe cũng chậm phục hồi hơn.
Vì sao phụ nữ ngoài 50 tuổi vẫn có thể mang thai tự nhiên?Bác sĩ Nguyễn Trung Đạo cho biết ông từng khám, đỡ đẻ thành công cho các sản phụ 47-48 tuổi, mang thai tự nhiên nhưng trên 50 thì rất hiếm.