Điểm sáng chuyển đổi số
Khoảng 2 năm nay,ùngnhaukếtnốisốbảng xếp hạng vô địch hà lan chị Nguyễn Thị Hà, chủ cửa hàng kinh doanh các thiết bị điện tử, điện lạnh... ở thôn Giá Vực, xã Ba Vì (Ba Tơ), đã sử dụng phương thức quét mã QR khi giao dịch mua, bán.
Đến nay, người dân đến mua hàng tại cửa hàng của chị Hà thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tới 70%.
Chị Hà chia sẻ, người dân trên địa bàn đến mua hàng đã quen với việc quét mã QR khi thanh toán. Có người mua hàng với giá trị chỉ 20 nghìn đồng cũng chọn quét mã QR.
Việc thanh toán không dùng tiền mặt rất tiện lợi cho cả người mua và người bán, vì không phải chờ thối lại tiền.
Tôi cũng không phải giữ tiền mặt quá nhiều và mất thời gian xuống trung tâm huyện để gửi vào tài khoản ngân hàng như trước.
Mặc dù đã lớn tuổi nhưng khi được cán bộ xã tuyên truyền, ông Đặng Anh Nhân (63 tuổi), chủ tiệm vàng, bạc Thành Nhân, ở thôn Giá Vực, đã tham gia cài đặt mã QR, thanh toán không dùng tiền mặt.
“Trước đây, khi phương thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa phổ biến, khách hàng đến mua vàng thường mang theo số tiền mặt khá lớn. Từ khi triển khai thanh toán trực tuyến, khách hàng hạn chế mang tiền mặt đến giao dịch. Đến nay, hơn 50% khách hàng đều sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt”,ông Nhân cho hay.
Bí thư Đoàn xã Ba Vì Phạm Thị Thu Hợi cho biết, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, đoàn viên, thanh niên của xã đã đến từng hộ gia đình đang kinh doanh, buôn bán trên địa bàn để tuyên truyền mở tài khoản ngân hàng, nhận và thanh toán qua tài khoản; hướng dẫn sử dụng và trao tặng miễn phí bảng QR Code cho người dân.
Đến nay, có khoảng 80 hộ kinh doanh, buôn bán, tiểu thương tham gia đặt bảng quét mã QR.
Bên cạnh đó, người dân trên địa bàn xã Ba Vì đã dần quen với việc đăng ký, thực hiện hồ sơ kinh doanh trực tuyến, tham gia chính quyền số. Theo đó, tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến đạt 100%.
Đến nay, 100% văn bản đến và đi được tiếp nhận, xử lý qua hệ thống điện tử... “Việc ứng dụng công nghệ số trong đảm bảo an ninh trật tự cũng được xã quan tâm. Hiện xã đã đầu tư 100 triệu đồng để lắp đặt camera an ninh tại tất cả các ngã ba, ngã tư trong khu dân cư. Đồng thời, đề xuất bắt thêm 4 camera phạt nguội ở những vị trí thường xảy ra mất an toàn giao thông”, Phó Chủ tịch UBND xã Ba Vì Lê Văn Thảo thông tin.
Nhiều chuyển biến tích cực
Là huyện miền núi, điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng thời gian qua, Ba Tơ đã có nhiều nỗ lực trong công tác chuyển đổi số (CĐS).
Tính đến cuối tháng 9/2024, tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến trên địa bàn huyện đạt 94,08%, đứng vị trí thứ 4/13 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Toàn huyện Ba Tơ đã được đầu tư 46 trạm thu phát sóng di động (BTS), phủ sóng đến 19/19 xã, thị trấn. Đến nay, có 100% xã, thị trấn được phủ sóng di động 3G, 4G; truyền dẫn cáp quang tới trung tâm xã đạt 100%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet cáp quang băng rộng trên 85%; dân số trưởng thành có điện thoại thông minh trên 80%; người sử dụng Internet đạt 80%; hơn 75% dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử.
Phần lớn người dân trên địa bàn khi đi khám, chữa bệnh BHYT đã quen sử dụng căn cước công dân gắn chíp hoặc tài khoản VNeID thay cho BHYT giấy.
Có hơn 10 nghìn người dân được tạo tài khoản để sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” cho việc tư vấn, khám, chữa bệnh từ xa. Việc thực hiện thanh toán học phí, phí, lệ phí không dùng tiền mặt ngày càng phát triển.
Theo Trưởng phòng VH-TT huyện Ba Tơ Lê Cao Đỉnh, công tác CĐS trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, 2 xã Ba Vì, Ba Cung và thị trấn Ba Tơ là các địa phương thực hiện CĐS tương đối tốt.
Tuy nhiên, công tác CĐS trên địa bàn vẫn còn gặp những khó khăn, hạn chế. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về CĐS. Đồng thời, nhân rộng các mô hình, cách làm hay, tạo sự lan tỏa về CĐS.
Theo AN NHIÊN(Báo Quảng Ngãi)