Ngày 23/7,ênbốđậumùakhỉlàtìnhtrạngkhẩncấpcủaWHOcótácđộngthếnàtottenham đấu với brentford Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, tuyên bố sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm (PHEIC).
Tại Mỹ, việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhằm huy động quỹ hỗ trợ ứng phó đối với thảm họa như bão hoặc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.
David Heymann, nhà dịch tễ học từng đứng đầu bộ phận khẩn cấp của WHO, giải thích, tuyên bố của WHO không mang ý nghĩa như vậy.
Thay vào đó, tuyên bố giống như một tín hiệu, thông báo cho các sở y tế trên toàn thế giới rằng việc ứng phó với đợt bùng phát là cấp bách. Điều này có thể huy động sự giúp đỡ cho các quốc gia có nguồn lực yếu hơn.
Trong một số trường hợp, tuyên bố bao gồm các khuyến nghị về hạn chế đi lại, như trong đợt bùng phát dịch SARS năm 2003 ảnh hưởng phần lớn đến các quốc gia ở Đông Á.
Mặc dù WHO không khuyến nghị hạn chế đi lại trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã chọn cách áp dụng các biện pháp hạn chế đó. Khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp về bệnh đậu mùa ở khỉ, ông Tedros nói: “Nguy cơ ảnh hưởng đến giao thông quốc tế vẫn còn thấp trong thời điểm hiện tại”.
Theo Vox, tuyên bố một đợt bùng phát là tình trạng khẩn cấp cũng báo hiệu rằng WHO có kế hoạch cung cấp các hướng dẫn khoa học và lâm sàng nhằm giúp nhân viên y tế công cộng trên toàn thế giới kiểm soát dịch bệnh.
Tình huống khẩn cấp buộc các nước phải chia sẻ vắc xin, giám sát ca bệnh sát sao hơn.
Tiêm phòng đóng một vai trò quan trọng để kiểm soát sự lây truyền đậu mùa khỉ và loại vắc xin này hiện có sẵn.
Đại dịch Covid-19 đã dạy cho thế giới bài học về tầm quan trọng của sự phối hợp toàn cầu để đảm bảo phân phối vắc xin nhanh chóng và công bằng. Hồi chuông cảnh báo về tình trạng khẩn cấp của đậu mùa khỉ được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hành động để những sai lầm tương tự không lặp lại.
Tuy nhiên, nguồn cung vắc xin trên toàn cầu tương đối nhỏ.
Các quốc gia đang đổ xô đặt mua thêm vắc xin nhưng nhà sản xuất chính không tiết lộ quốc gia nào đã đặt hàng. Các nước công bố mua vắc xin thường có thu nhập cao hơn như Đức, Anh, và Canada.
Giám đốc WHO châu Âu, Hans Kluge, cho biết, việc tuân theo một kế hoạch công bằng hơn về phân phối vắc xin đậu mùa khỉ sẽ là bước quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh.
Khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, WHO cũng đưa ra các khuyến nghị liên quan đến chiến lược tiêm chủng. Điều này thúc đẩy các quốc gia phối hợp để tăng nguồn cung cấp vắc xin ở các nước nghèo. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là khuyến nghị.
Mặc dù nhiều quốc gia đã báo cáo các ca bệnh, một tuyên bố khẩn cấp sẽ tăng cường và chính thức hóa yêu cầu báo cáo.
Giám sát nghiêm ngặt hơn đồng nghĩa phát hiện các ca nhiễm nhanh hơn, cho phép các cơ quan y tế công cộng can thiệp sớm để kiểm soát các chuỗi lây truyền.
WHO hy vọng sự phối hợp toàn cầu sẽ ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ lan ra ngoài cộng đồng.
Bệnh đậu mùa khỉ nguy hiểm như thế nào?Chuyên gia cho rằng phần lớn các ca bệnh đậu mùa khỉ tự hồi phục trong vòng vài tuần nhưng biến chứng có thể xuất hiện ở vài bệnh nhân nếu không được quản lý tốt nốt phát ban trên da.