Chính quyền số là 1 trong 3 trụ cột của chuyển đổi sốmà Hà Giang nỗ lực triển khai suốt thời gian qua.
Dự án Trung tâm điều hành thông minh được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt tại Quyết định số 1420 ngày 12/7/2021.
Sở TT&TT đã phê duyệt thiết kế chi tiết với một số nội dung chính gồm: Quy mô đầu tư; hạng mục xây dựng; xây dựng Trung tâm điều hành thông minh tỉnh; hệ thống thông tin báo cáo... với tổng dự toán 67 tỷ đồng; đã lựa chọn nhà thầu,àGianglàmviệcvớiSởTTTTvềcôngtácchuyểnđổisốligue pháp ký kết hợp đồng thi công dự án với 2 gói thầu mua sắm hàng hóa thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) và phát triển phần mềm.
Tới nay, các nhà thầu đã thực hiện đạt 70 – 85% khối lượng, cơ bản hoàn thành nâng cấp hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu, phòng điều hành thông minh tỉnh.
Với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan chuyên trách, thường trực Ban Điều hành CĐS tỉnh, Sở TT&TT đã tham mưu nhiều nghị quyết, thỏa thuận hợp tác, kế hoạch, chỉ tiêu về CĐS. Tham mưu định kỳ tổ chức họp Ban Điều hành CĐS tỉnh; giao ban doanh nghiệp bưu chính, viễn thông; hướng dẫn tháo gỡ khó khăn trong CĐS.
Cho tới thời điểm này, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của sở được thực hiện dịch vụ công mức độ 4. Tổ chức thẩm định, hướng dẫn triển khai 36 nhiệm vụ, dự án về ứng dụng CNTT, CĐS; tham mưu, vận hành, duy trì các hệ thống thông tin dùng chung. Tập huấn nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực và mở rộng triển khai hợp tác về CĐS. Năm 2022, Bộ chỉ số sẵn sàng cho phát triển ứng dụng CNTT và truyền thông (ICT index) của Hà Giang đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, giảm 7 bậc so với 2021; Bộ chỉ số CĐS (DTI) đứng thứ 57/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với cùng kỳ…
Phát biểu kết luận buổi làm việc, PCT Hoàng Gia Long nhấn mạnh: Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Đây là lĩnh vực phát triển nhanh, chưa có tiền lệ, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức viên chức phải thực sự sáng tạo, tìm ra những ý tưởng mới, khả thi, có tính đột phá thúc đẩy phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bên cạnh đó, cần khẩn trương thiết lập, vận hành, khai thác hiệu quả Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Rà soát các tiêu chí đánh giá bộ chỉ số chuyển đổi số của tỉnh (DTI), xác định lộ trình, giải pháp để cải thiện chỉ số DTI của tỉnh năm 2023 và các năm tiếp theo; chủ động phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông nghiên cứu đẩy nhanh lộ trình tắt sóng 2G trên địa bàn tỉnh và các giải pháp hoàn thành chỉ tiêu điện thoại thông minh trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục hoàn thiện, củng cố về cơ cấu tổ chức, bộ máy bổ sung nguồn nhân lực để tham mưu, giúp việc cho công tác chuyển đổi số của tỉnh. Tranh thủ sự hướng dẫn, hỗ trợ của Bộ chuyên ngành để sớm hoàn thành chỉ tiêu phủ sóng di động, phát triển đường truyền internet đến các thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Phó Chủ tịch Hoàng Gia Long đề nghị, với vai trò là cơ quan thường trực, cơ quan đầu mối về chuyển đổi số, Sở Thông tin và Truyền thông sớm ban hành các văn bản tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác chuyển đổi số đồng thời tư vấn, hướng dẫn việc lựa chọn hình thức triển khai các nhiệm vụ công nghệ thông tin đảm bảo hiệu quả, thiết thực, phù hợp với thực trạng nhân lực chuyển đổi số của tỉnh. Trong đó khuyến khích việc thuê dịch vụ để giảm bớt áp lực về nhân lực và có tính chuyên môn cao. Bên cạnh đó, Sở TTTT cần tích cực tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí, truyền thông tại địa phương để hoạt động báo chí lành mạnh, đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích, đúng quy định của pháp luật.
Vân Anh và nhóm PV, BTV