-Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Mai Văn Trinh khẳng định kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ nỗ lực làm tốt. Để đạt được điều này,ốcgiaTrườngđạihọcphảithamgianhiềuhơkq vdqg vn “vai trò của các trường đại học, cao đẳng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 phải lớn hơn, rộng hơn, tham gia nhiều khâu hơn.
Những đề xuất liên quan tới việc đảm bảo chất lượng cho kỳ thi THPT quốc gia, cách thức, kỹ thuật xét tuyển đã được đặt ra tại hội nghị Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm năm 2018 diễn ra sáng ngày 28/12.
Hội nghị Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm năm 2018 diễn ra sáng ngày 28/12 tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Thuý Nga |
'Nhân sự tham gia kỳ thi có tính chất quyết định'
Ông Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cho rằng, những bất ổn trong cách thức tổ chức kỳ thi THPT quốc gia đã được bộc lộ trong mùa thi năm ngoái. Đề xuất mà ông đưa ra là cần tăng cường hơn vai trò của trường đại học trong khâu coi thi và chấm thi. Ông Cảnh đề nghị Bộ kiên quyết làm việc này để các trường có cơ sở để tin tưởng hơn vào kết quả của kỳ thi.
“Đặc biệt, chúng tôi là ngành sức khoẻ, điểm đầu vào cao; vì thế, hi vọng phải có được những sinh viên chất lượng".
GS. Phạm Hồng Quang – Giám đốc ĐH Thái Nguyên mong muốn khi xây dựng kế hoạch thi ở các địa phương phải rõ 3 ý: đầu việc, đơn vị nào thực hiện, ai thực hiện. Việc này sẽ giúp quy trách nhiệm rõ ràng cho cá nhân, tránh việc kỷ luật cả hội đồng thi nhưng không rõ ai chịu trách nhiệm chính.
Về đề thi, GS. Quang cũng góp ý: Cấu trúc đề thi nên có một tỷ lệ thoả đáng giữa nền tảng học vấn rộng và học vấn chuyên sâu, vì nền tảng học vấn rộng là điều quan trọng với học sinh phổ thông.
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT khẳng định vai trò của các trường ĐH, CĐ trong kỳ thi năm 2019 sẽ lớn hơn, rộng hơn. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Phản hồi những đề xuất này, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Mai Văn Trinh khẳng định kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ nỗ lực làm tốt. Để đạt được điều này, “vai trò của các trường đại học, cao đẳng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 phải lớn hơn, rộng hơn, tham gia nhiều khâu hơn. Một phần yêu cầu là các trường này sẽ trực tiếp chấm bài thi trắc nghiệm. Câu chuyện này còn dài và sẽ triển khai tập huấn cụ thể thông qua quy chế tới đây”.
Ông Trinh cũng lưu ý các trường đại học phải đặc biệt coi trọng việc lựa chọn nhân sự tham gia kỳ thi này. “Đây là vấn đề mang tính chất quyết định. Những nhân sự này phải là những người có tinh thần trách nhiệm, có sự hiểu biết về thi cử và sau này sẽ tham gia vào khâu chấm thi”.
Tuy nhiên, ông cũng khẳng định, đổi mới tuyển sinh vẫn phải bám theo định hướng cụ thể, đó là các trường phải chuẩn bị tinh thần để tự chủ trong tuyển sinh.
Để thí sinh trúng nhiều trường chọn 1 trường
Trước những ý kiến đề nghị xem xét lại việc cho thí sinh đăng ký thoải mái số lượng nguyện vọng gây khó khăn cho việc lọc ảo, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho rằng việc gây ảo phụ thuộc vào nhiều vấn đề, nhưng “nhìn chung tuyển sinh là phải sống chung với ảo và phải có cách để kiểm soát nó bằng những con số thống kê qua các năm”.
“Hiện nay, chúng tôi thống kê được có 16% thí sinh có 1 nguyện vọng, 16% có 2 nguyện vọng, 17% có 3 nguyện, 13% có 4 nguyện vọng, 7% có 5 nguyện vọng. Từ nguyện vọng thứ 6 trở lên có 27%”.
Bà Phụng cho rằng phải tính tới một lúc nào đó, chúng ta có đủ cơ sở dữ liệu, đủ kinh nghiệm kiểm soát để thí sinh có thể trúng tuyển nhiều trường và được chọn nhập học một trường như các nước phát triển khác.
Ông Nguyễn Phong Điền – Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đề xuất Bộ xem xét chuẩn hoá lại khung thời gian nhập học với tất cả các phương thức xét tuyển. Ảnh: Thuý Nga |
Đề xuất về kỹ thuật xét tuyển, ông Nguyễn Phong Điền – Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội – đơn vị chủ trì nhóm sử dụng chung phần mềm xét tuyển đại học các trường đại học phía Bắc – chia sẻ:
“Đã đến lúc chúng ta phải xem xét một sân chơi công bằng và bình đẳng. Cụ thể là một số trường xét tuyển theo học bạ, vì quyền lợi của mình, các trường xác định việc nhập học của thí sinh trước thời điểm công bố kết quả xét tuyển đại học, từ đó gây ra một số xáo trộn. Bên cạnh đó, vô hình chung gây áp lực cho các em phải lựa chọn nhập học trường này hay đợi kết quả trường kia, làm giảm quyền lợi của thí sinh”.
Ông Điền đề xuất Bộ xem xét chuẩn hoá lại khung thời gian nhập học đối với tất cả phương thức xét tuyển đại học.
Ngoài ra, theo vị trưởng phòng này, những năm gần đây có những ngành rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước nhưng các trường không tuyển sinh được. Bộ và các cơ quan quản lý Nhà nước cần xem xét xây dựng cơ chế đặt hàng để các trường đào tạo.
Nguyễn Thảo - Thuý Nga
Trong hai ngày 12 và 13/6, tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Bộ GD-ĐT đã tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 cho các tỉnh phía Nam (từ Quảng Bình trở vào).