Thông tin từ Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho hay,ụcATTTkhuyếnnghịcácđơnvịcấuhìnhlạimáychủbxh giai phap ngày 30/9, cơ quan này đã cảnh báo đến các đơn vị chuyên trách CNTT các bộ, ngành, địa phương; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; các ngân hàng, tổ chức tài chính và hệ thống các đơn vị chuyên trách an toàn thông tin về lỗ hổng bảo mật zero-day ảnh hưởng nghiêm trọng đến Microsoft Exchange.
Thông qua việc tăng cường hợp tác, chia sẻ tri thức tấn công mạng với doanh nghiệp an toàn thông tin trong nước, Cục An toàn thông tin tiếp nhận cảnh báo từ đội ngũ bảo mật của Công ty GTSC (NCS) về việc đang xuất hiện chiến dịch tấn công mạng có chủ đích sử dụng lỗ hổng zero-day, với mục tiêu nhắm đến là các hệ thống máy chủ Microsoft Exchange của các cơ quan, tổ chức trong nước.
Đại diện Cục An toàn thông tin cũng cho biết, đây là lỗ hổng bảo mật có mức độ nghiêm trọng và hiện tại chưa có bản vá lỗi chính thức, lỗ hổng này cho phép kẻ tấn công thực thi mã từ xa để dành quyền kiểm soát hệ thống, đe dọa đến tính bí mật, toàn vẹn của hàng ngàn máy chủ mail Microsoft Exchange đang được sử dụng bởi nhiều cơ quan, tổ chức trong nước.
Trước mức độ nghiêm trọng của lỗ hổng, ngày 29/9, Cục An toàn thông tin đã tiến hành rà soát và ghi nhận hệ thống máy chủ mail một số đơn vị đã bị xâm nhập với các dấu hiệu nhận diện liên quan đến tấn công có chủ đích.
Cùng ngày 29/9, Cục An toàn thông tin cũng đã phát đi cảnh báo tới toàn bộ thành viên thuộc Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Việt Nam. Tuy nhiên, việc tuân theo khuyến nghị để ngăn chặn việc khai thác lỗ hổng vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.
Vì thế, để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và góp phần bảo đảm an toàn không gian mạng Việt Nam, trong cảnh báo mới, Cục An toàn thông tin khuyến nghị các đơn vị cấu hình lại máy chủ sử dụng Microsoft Exchange nhằm ngăn chặn đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
Cùng với đó, các đơn vị cũng được yêu cầu sử dụng công cụ rà soát lại hệ thống máy chủ mail và công cụ kiểm tra cấu hình ngăn chặn tấn công để phát hiện các dấu hiệu bị xâm nhập và tính hiệu của của biện pháp ngăn chặn nhằm kịp thời ứng phó trước khi sự cố xảy ra.
Trong đó, công cụ hỗ trợ phát hiện dấu hiệu hệ thống đã bị xâm nhập hiện đang được Công ty NCS cung cấp miễn phí tại địa chỉ github.com/ncsgroupvn/NCSE0Scanner/releases. Để kiểm tra, nhân viên quản trị hệ thống tải công cụ kiểm tra NCS E0 Scanner, chạy trên máy chủ và bấm nút quét, công cụ sẽ thông báo cho người kiểm tra chi tiết các nhật ký ghi thông tin hệ thống nếu phát hiện ra máy chủ đã bị tấn công.
Với công cụ hỗ trợ xác nhận cấu hình thành công máy chủ để ngăn chặn tấn công, quản trị hệ thống của các đơn vị có thể tải về tại địa chỉ github.com/VNCERT-CC/0dayex-checker/releases.
Cục An toàn thông tin đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tăng cường hơn nữa công tác giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia để cập nhật kịp thời các nguy cơ, chiến dịch tấn công mạng.
Trong trường hợp cần thiết có thể liên hệ đầu mối hỗ trợ của Cục An toàn thông tin: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) theo số điện thoại 0869100317 và địa chỉ thư điện tử [email protected]
Trước đó, ngày 28/9, đội ngũ bảo mật của Công ty NCS đã công bố việc đang xuất hiện chiến dịch tấn công mạng có chủ đích nhắm tới các cơ quan, tổ chức trong nước thông qua việc khai thác lỗ hổng bảo mật của Microsoft Exchange. Nhận định lỗ hổng mới rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới nhiều đơn vị trọng yếu tại Việt Nam, các chuyên gia NCS đã nghiên cứu và phát hiện ra mã khai thác exploit, sau đó thông tin tới tổ chức ZDI làm việc với Microsoft, để hãng có thể nhanh chóng cập nhật bản vá.
Ngày 29/9, trong thông báo đăng trên blog, Microsoft cho biết, họ đang điều tra 2 lỗ hổng zero-day được báo cáo ảnh hưởng đến Microsoft Exchange Server 2013, 2016 và 2019. Lỗ hổng đầu tiên, được xác định là CVE-2022-41040 là lỗ hổng bảo mật SSRF, trong khi lỗ hổng thứ hai được xác định là CVE-2022-41082, cho phép thực thi mã từ xa. Trong đó, CVE-2022-41082 là lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, một khi khai thác thành công, kẻ tấn công có thể dành quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống máy chủ mail.
Vân Anh