Tổ chức Giáo dục,ầnđượcđàotạokhẩncấpvềkiểmchứngthôkeo ty so Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) cảnh báo KOL cần được hỗ trợ “khẩn cấp” trong việc kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải, truyền bá cho người theo dõi nhằm giảm sự lan truyền thông tin sai sự thật trên mạng.
Theo báo cáo của UNESCO, 2/3 nhà sáng tạo nội dung trực tuyến cho biết, không kiểm tra tính chính xác của thông tin, khiến cả họ lẫn người theo dõi dễ tiếp xúc với thông tin sai sự thật. Họ cũng không thường sử dụng các nguồn tin chính thống như văn bản, website chính phủ. Những phát hiện này nhấn mạnh nhu cầu bức thiết đào tạo xác thực thông tin cho KOL.
Nguồn tin phổ biến nhất của KOL là “trải nghiệm/gặp gỡ cá nhân”, tiếp đó là tự nghiên cứu hoặc trao đổi với những người có kiến thức về chủ đề rồi mới đến nguồn tin chính thống, phi chính thống.
Nghiên cứu của UNESCO chỉ ra 4/10 nhà sáng tạo dẫn “sự phổ biến” của một nguồn tin trực tuyến – đo đếm bằng số lượt thích và lượt xem – là chỉ báo quan trọng về việc nó có đáng tin cậy hay không.
Việc các nhà sáng tạo không kiểm tra thông tin một cách nghiêm ngặt cho thấy, cần phải cải thiện kỹ năng hiểu biết thông tin của họ, theo báo cáo.
UNESCO đã phối hợp với Trung tâm Hiệp sĩ báo chí châu Mỹ thuộc Đại học Texas, cung cấp khóa học miễn phí, kéo dài một tháng cho KOL để “trở thành tiếng nói đáng tin cậy trên mạng”. Trong đó, nhà sáng tạo được học cách kiểm chứng thông tin, tạo nội dung về bầu cử hay khủng hoảng. 9.000 người có ảnh hưởng đã đăng ký khóa này.
Chuyên gia đào tạo truyền thông Adeline Hulin của UNESCO cho biết, một số KOL bất ngờ khi biết các sản phẩm của họ có thể được xem như tin tức báo chí. Nhà báo kiêm KOL Salomé Saqué chia sẻ, nhiều nhà sáng tạo không quen thuộc với thực tiễn báo chí và cần hiểu rõ hơn về tác động của những sản phẩm của mình với người tiếp nhận. Ngày càng nhiều nhà báo nên sử dụng mạng xã hội để lan tỏa công việc.
Gần một nửa nhà sáng tạo mà UNESCO liên hệ tiết lộ, họ chỉ biết một phần về các quy định liên quan đến tự do ngôn luận, phỉ báng và bản quyền tại nước sở tại. Hơn 1/4 nhà sáng tạo không biết về các quy định liên quan đến công việc của họ. Chỉ một nửa nhà sáng tạo tiết lộ rõ ràng về nhà tài trợ, quyên góp hay gây quỹ cho khán giả. Tại Mỹ và Anh, nhóm này được yêu cầu phải thông báo cho người dùng nếu bài đăng của họ được tài trợ.
Các kết luận của UNESCO được đưa ra dựa trên khảo sát 500 nhà sáng tạo nội dung từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ, phần lớn tại châu Á và châu Âu. Hầu hết người tham gia đều dưới 35 tuổi và có tối đa 10.000 người theo dõi. Họ chủ yếu hoạt động trên Instagram và Facebook. Khoảng 1/4 trong số họ có nhiều nhất 100.000 người theo dõi.
(Theo The Guardian)