“Mỏ vàng” hay “điểm đau” của doanh nghiệp?ốiưuvậnhànhnhờkhaitháchiệuquảmỏvàngdữliệulớsoi kèo trận mc
Nhiều công ty đã triển khai các công cụ nhằm thu thập, lưu trữ và đánh giá thông tin, thế nhưng họ vẫn không thể thu hoạch được thành quả từ “mỏ vàng” dữ liệu. Để giải bài toán này, theo các chuyên gia, mấu chốt nằm ở việc xây dựng được một chiến lược dữ liệu phù hợp và tuân thủ chiến lược đó.
Điều này bao gồm quá trình tập hợp, sắp xếp, phân tích… các dữ liệu ở nhiều dạng thức khác nhau, từ đó phát huy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dự báo, lên kế hoạch hay hỗ trợ việc ra quyết định.
Liên quan đến bài toán lớn về dữ liệu, câu chuyện của FPT đã mang đến bài học kinh nghiệm đáng quý cho nhiều doanh nghiệp. Là một tập đoàn công nghệ, FPT thường xuyên phát triển các nền tảng, giải pháp công nghệ mới nhằm tối ưu hoạt động, nâng cao năng suất và trải nghiệm khách hàng.
Tập đoàn công nghệ này cũng không ngừng đẩy mạnh chuyển đổi số nội bộ, hướng đến mô hình công ty hoạt động dựa trên dữ liệu theo thời gian thực.
Riêng trong năm 2021, FPT các công ty thành viên đã triển khai 43 dự án chuyển đổi số nội bộ nhằm tự động hóa, số hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý chăm sóc khách hàng, quản lý nhân sự, quản lý các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh… giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng chi phí và đóng góp 141 tỷ đồng doanh thu.
Trong đó, nổi bật là dự án Hồ dữ liệu FPT (FPT Data Lake). Khởi động từ 2020, dự án này đã giúp ban lãnh đạo FPT quản trị thông suốt thông tin kinh doanh, tài chính theo thời gian thực, ra quyết định nhanh chóng, chính xác, bắt kịp diễn biến, nhu cầu thị trường.
Chia sẻ về dự án này, ông Nguyễn Thế Phương - Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính FPT cho biết: “Đây là giải pháp kết nối thông tin thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh từ các công ty con khác nhau, hỗ trợ quá trình ra quyết định và qua đó tăng cường hiệu quả kinh doanh”.
Kiến tạo nguồn dữ liệu đáng tin cậy duy nhất
Chia sẻ về thách thức mà doanh nghiệp từng gặp phải khi triển khai dự án Hồ dữ liệu, ông Thế Phương cho biết: “Dữ liệu không được chuẩn hóa trên các chi nhánh và các đơn vị kinh doanh khiến chúng tôi không thể nhanh chóng trích xuất những thông tin có giá trị. Điều này dẫn đến độ trễ trong công tác quản trị. Ngoài ra, khi công ty mở rộng và dữ liệu bắt đầu tăng theo cấp số nhân, các mô-đun báo cáo không thể cung cấp cái nhìn toàn diện về hiệu suất của tập đoàn và các công ty con…”
Để giải quyết “điểm đau” này, FPT đã hợp nhất dữ liệu giữa các bộ phận để cung cấp cái nhìn toàn cảnh về tất cả các đơn vị kinh doanh. Các chuyên gia sau đó đề xuất xây dựng một hồ dữ liệu lớn (data lake) dựa trên dịch vụ phân tích dữ liệu Azure Data Lake.
Azure Data Lake tương thích với nhiều sản phẩm của Microsoft (Power BI, Data Factory và Synapse Analytics), đồng thời cho phép sử dụng các ứng dụng của bên thứ ba.
Các chuyên gia đã thu thập và nhập dữ liệu từ các hệ thống tài chính, CRM, HR, marketing và Azure Data Factory (dịch vụ tích hợp tự động cho dữ liệu siêu quy mô) vào kho lưu trữ Azure Data Lake Storage.
Sau đó các dữ liệu sẽ được xử lý và cung cấp cho người dùng cuối. Nhờ vậy, các bộ phận của FPT có thể truy vấn khối lượng lớn dữ liệu, có được thông tin chi tiết có giá trị để hành động ngay lập tức.
Đơn cử, mỗi nhân viên FPT chỉ mất vài giây để tổng hợp các báo cáo kinh doanh. Ngoài ra, vì hệ thống mới hoạt động theo thời gian thực nên không cần phải tinh chỉnh để có bản tóm tắt dữ liệu cập nhật nhất theo cách thủ công.
“Trước đây, chúng tôi tạo báo cáo mỗi tháng một lần và mất tới một ngày chỉ để giải quyết các sai lệch. Giờ đây, chúng tôi có thể truy cập thông tin mới nhất bất kỳ lúc nào, chính xác khi chúng tôi cần” - ông Thế Phương chia sẻ.
Theo các chuyên gia, Data Lake là dự án chuyển đổi số quan trọng, mang lại nhiều giá trị thiết thực cho doanh nghiệp, tiếp cận theo định hướng quản lý dữ liệu của tất cả các ngành nghề kinh doanh.
Câu chuyện thực tế này có thể mang đến những bài học quý báu cho các doanh nghiệp Việt vẫn đang loay hoay vì “mỏ vàng” dữ liệu.
Trọng Đạt