Ghi chú lại điều quan trọng để không quên việc thiết thực. Ảnh: Zhihu. |
Thuyết Dòng chảy (Flow) là một khái niệm trong tâm lý học tích cực hoặc tâm lý học thực chứng,̣nhphúccũngnhưchảirăngcầnthựchànhhàngngàkq trận bayern do Miha’ly Csikszentmihalyi phát kiến.
Dòng chảy (hoặc theo ngôn ngữ thể thao là “đang ở đỉnh cao phong độ”) là cảm giác khi nhập tâm việc gì đến nỗi dường như chẳng có gì khác có ý nghĩa và bạn quên bẵng cả thời gian. Các hoạt động khơi gợi dòng chảy thường được thực hiện để thỏa mãn bản thân, bởi vì thực chất chúng sẽ đem lại sự thỏa mãn.
Trong khi mát-xa đem lại sự sảng khoái tức thời, thì các hoạt động khơi gợi dòng chảy đòi hỏi sự tập trung cũng như nhập tâm hoàn toàn và không đem lại sự thỏa mãn tức thời. Chúng thách thức khả năng và sức mạnh của chúng ta vừa đủ để thấy hứng thú, song không nhiều đến nỗi khiến chúng ta căng thẳng (nếu không thường xuyên thách thức bản thân hoặc phát huy thế mạnh của mình, chúng ta sẽ thấy mình nhàm chán).
Một vài hoạt động khơi gợi dòng chảy có thể là đạp xe, leo núi đá, chơi nhạc, chơi bài, giải ô chữ hoặc chơi ghép hình, tập yoga hoặc thiền, viết hoặc đọc sách. Những thú vui đơn giản như ăn sô-cô-la hoặc tắm nước nóng sẽ giảm bớt giá trị theo thời gian vì cơ thể quen dần. Để đạt được mức thỏa mãn như trước, càng ngày ta càng cần nhiều sô-cô-la hoặc tắm nước nóng hơn.
So ra thì những thứ phức tạp không đem lại phần thưởng tức thời, nhưng cuối cùng sẽ đem lại cảm giác thỏa mãn mạnh hơn nhiều. Trong một xã hội ngày càng coi trọng sự hưởng thụ, chúng ta thường bị những cơ hội thỏa mãn nhất thời tấn công tới tấp. Cái bị mất đi chính là cảm giác thỏa mãn sâu lắng khi hoàn thành một nhiệm vụ đòi hỏi nhiều nỗ lực.
Chạy việt dã vốn chẳng thú vị gì khi bạn phải ra đường chạy, cơ thể rã rời mà quãng đường thì còn dài phía trước, nhưng tác dụng tích cực của niềm tự hào và chiến thắng sẽ kéo dài hơn nhiều so với sự thích thú khi mua một đôi giày mới. Hãy nhớ lại vài lần sau cùng cảm nhận dòng chảy. Lần sau cùng bạn hoàn toàn quên mất thời gian hoặc cảm thấy “đang phong độ” trong lúc hoàn thành nhiệm vụ là khi nào? Lúc đó bạn đang làm gì và thế mạnh bạn đang phát huy là gì?
Lần tới khi có một ít thời gian rỗi, hãy chọn một công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn là thú vui đơn thuần, và ghi lại kết quả. Hãy nỗ lực thực hiện thêm những nhiệm vụ như thế. Hãy tự hỏi làm cách nào để cảm nhận dòng chảy hơn nữa và đừng luôn luôn chấp nhận thỏa mãn nhất thời.
Hầu hết chúng ta đều chải răng ít nhất một lần mỗi ngày và gần như vào cùng một giờ. Bạn đã bao giờ quên chải răng chưa? Tôi đã hỏi câu này khá nhiều và không còn ngạc nhiên nữa khi nghe mọi người trả lời “chưa”.
Chúng ta rất hiếm khi quên chải răng vì một lý do: Chúng ta đã hình thành một thói quen có lợi cho sức khỏe và nó trở thành một phần của cuộc sống - phần mà chúng ta có thể chỉn chu như một cái máy.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thực hành các chiến lược hạnh phúc hệt như cách bạn chải răng? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thực hành các chiến lược này thường xuyên đến mức bạn không bao giờ quên chúng? Một khi người ta nắm được các nguyên tắc của tâm lý học tích cực, mà trong thực tế không quá khó để thực hiện, thì những trở ngại thường gặp nhất không hề siêu hình, triết lý hay là thứ gì đó quá phức tạp.
Đơn giản là người ta quên - họ quên thực hành những việc mà họ biết sẽ làm họ hạnh phúc; và thậm chí họ quên vì sao hạnh phúc lại quan trọng đến vậy. Như John Lennon từng nói, cuộc sống là những gì xảy ra với bạn trong khi bạn bận rộn lên kế hoạch cho những chuyện khác.
Theo cách diễn giải của tôi, tôi cho rằng hạnh phúc là những gì sẽ không xảy ra với bạn nếu bạn quá bận rộn cho những kế hoạch khác! Phần lớn những gì bạn đọc trong sách này đều hợp tình hợp lý, song qua nhiều năm làm việc với đủ dạng người khác nhau, tôi rút ra được một điều là nói dễ hơn làm.
Vậy làm cách nào để nhớ thực hiện tất cả những điều tuyệt vời mà tâm lý học tích cực đã nói với chúng ta? Hãy sử dụng các cách ghi nhớ, chỉ để đảm bảo là bạn không quên những việc quan trọng khác. Có muôn hình vạn trạng cách ghi nhớ, nhưng có một số cách thiết thực hơn, bao gồm:
Ghi nhật ký - hãy ghi vào nhật ký chính xác những việc bạn muốn làm và chính xác thời gian bạn muốn làm việc đó; Giấy ghi chú - hãy viết lên giấy ghi chú các từ hoặc cụm từ khóa rồi dán ở nơi bạn dễ nhìn thấy (chẳng hạn trên máy tính, vô lăng xe hoặc kính che nắng, tủ đầu giường hoặc tủ lạnh); Đối với những người rành công nghệ, hãy tận dụng vô số các chức năng thông báo và nhắc nhở trên các phần mềm hay điện thoại thông minh.