'Vào ngày sinh nhật lần thứ 19 của tôi,áchngườitrẻvượtquanỗiđaumấtngườithâkết quả trận koln mẹ tôi mất vì ung thư thực quản. 3 tháng sau ngày chẩn đoán, bà ra đi và tôi trở thành đứa con mồ côi mẹ.
Để vượt qua nỗi đau này, tôi trò chuyện với bất cứ ai dành cho tôi thời gian. Tôi đánh lạc hướng bản thân bởi công việc, trường học, bạn bè, đám bạn trai và rượu - bất cứ thứ gì khiến tôi trở nên bận rộn'.
Đối với D’Arcy McGrath, trò chuyện là một cách để đối diện với sự thật sau khi mất mẹ vì ung thư vú năm ông 18 tuổi.
Năm nay, McGrath 50 tuổi, sống ở Calgary. Ông nói, nỗi đau mất mẹ khiến ông ‘trưởng thành trong chốc lát’.
‘Bạn phải nhìn cuộc sống khác đi rất nhiều so với trước đây’.
McGrath cũng đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư vú giống như mẹ mình. Nhưng tình hình của ông đã khá hơn nhiều vào năm ngoái. Ông bị sốc khi là đàn ông mà mắc ung thư vú, đặc biệt đó lại là căn bệnh đã giết chết mẹ ông.
Cách một người trẻ đối diện với nỗi đau mất cha mẹ rất khác với mọi người. Nó phụ thuộc vào nguyên nhân cái chết và mối quan hệ giữa người đó với cha mẹ mình.
‘Con người trải nghiệm mọi thứ theo những cách hoàn toàn khác nhau, nhưng tôi cho rằng cảm xúc phổ biến nhất là đau buồn và lo lắng’ - John Neumin, nhà trị liệu tâm lý ở Toronto, Canada nhận định.
Ông cho rằng, khi một người mất đi người thân, họ có thể trải qua một quá trình vật lộn. ‘Con người sẽ cảm thấy một trong những chỗ dựa vững chắc của mình không còn nữa và họ không biết sẽ sống tiếp như thế nào’.
Theo tờ Healthline, các triệu chứng đau buồn có thể gồm: mất hứng thú với các hoạt động yêu thích, mệt mỏi, khó ngủ, lo lắng và thay đổi khẩu vị.
Các triệu chứng lo âu thường gồm: lo lắng thái quá, bị kích động, bồn chồn, mệt mỏi và khó tập trung.
Nhà trị liệu Claire Bidwell Smith tới từ Los Angeles, Mỹ viết: ‘Đau buồn và lo lắng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chúng ta cảm thấy lo lắng sau những mất mát bởi vì mất người thân yêu khiến chúng ta dễ bị tổn thương’.
‘Nó làm thay đổi cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nó buộc chúng ta phải đối mặt với cái chết của chính mình, với những sự thật cơ bản về con người, về những thứ không đoán trước được trong cuộc sống khiến chúng ta lo lắng và sợ hãi’.
Jess Erb – nhà trị liệu tâm lý ở Toronto, Canada nhận định, có sự khác biệt lớn giữa việc mất người thân khi còn trẻ với mất người thân khi bạn đã trưởng thành hơn.
Sự khác biệt đầu tiên là việc mất tương lai với người đã mất. ‘Cha mẹ là người chăm sóc, và khi còn trẻ, chúng ta vẫn cần sự chăm sóc đó’ – bà Erb cho hay.
Ngay cả khi đứa trẻ đó không gần gũi cha mẹ thì chúng cũng sẽ phải chấp nhận một sự thật là không còn cơ hội để tái lập lại mối quan hệ với cha mẹ mình nữa.
Sau khi mất cha mẹ, một trong những điều mà người trẻ có thể phải đối mặt là sự cô đơn. Erb khuyên, bạn nên tìm ai đó tin tưởng để trò chuyện. Còn nhà trị liệu Neumin nói rằng, bước cơ bản trong việc đối mặt với thực tế này là xây dựng các mối quan hệ thay vì cô lập mình lại.
Bạn cũng nên đi gặp một chuyên gia, một tư vấn viên hoặc một nhân viên xã hội bởi vì họ được dạy cách xử lý nỗi buồn đau.
Nếu không có ai mà bạn cảm thấy có thể tin cậy, hãy gặp một nhà trị liệu tâm lý để nói về những điều mà bạn cảm thấy không thoải mái. Tìm đến dịch vụ tư vấn sức khoẻ tâm thần ở bệnh viện địa phương cũng là một phương án hay.
Ở Canada có một nhóm hỗ trợ có tên là Tiệc tối – nơi dành cho những người trẻ khoảng 20-30 tuổi vừa mất người thân. Lệ phí thường niên để tham gia nhóm chỉ có 35 USD. Thậm chí, bạn có thể tham gia vào các nhóm trên Facebook – nơi bạn được trò chuyện với những người cùng cảnh ngộ.
Neumin nói rằng, việc mất người thân có thể khiến thay đổi hướng đi cuộc đời một con người tuỳ thuộc vào cách mà người đó đối mặt.
‘Bạn có thể lớn lên nhờ nó, hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống nhờ nó, hoặc bạn cũng có thể bị nỗi đau ‘nuốt gọn’. Nỗi đau tạo ra những khác biệt rất lớn’.
Malala Yousafzai luôn đấu tranh cho nhân quyền và chống lại các rào cản, định kiến về giáo dục nữ giới. Năm 2014, cô được trao giải Nobel Hòa bình vì những cống hiến của mình.