Anh từng hỏi những câu mà tôi đã có sẵn câu trả lời,ôncóngườinóibạnthayđổinhưngkhôngaihỏibạnđãtrảiquanhữnggìtrùc tiep bong da nhưng tôi không thể thổ lộ với anh. Bố mẹ anh đã nói với tôi, họ cho anh đi du học làm bản lề, để sau này họ cùng sang đó định cư, nên đã không tiếc dồn bao tiền của vào đầu tư cho con trai. Tôi chẳng là gì hết mà đòi đứng cản đường công danh của anh, vậy nên tôi im lặng.
Anh không thể hiểu nổi, vậy nên anh vẫn đi, vẫn rời xa tôi. Anh gọi điện về, tôi chỉ hỏi có một câu: “Ở bên xứ ấy, có lạnh không?”.
Ảnh: Diệu Bình |
Tôi ở lại và đã thử đi dạo trên con đường xưa, cố gắng tìm anh, hay bóng dáng của anh, nơi những con người mà tôi từng gặp, nhưng hình như mọi cố gắng đều vô nghĩa, những tháng ngày ấy có ai biết đâu?
Chỉ tôi biết rằng niềm vui của tôi là những khi viển vông nghĩ đến anh lại thấy mình mộng mơ, như sôi nổi lại, giống hồi còn đi học, cùng anh.
Thế rồi hè đó tôi làm một chuyến du lịch, để tạm biệt tháng ngày rong chơi, bởi lẽ đơn giản, anh đã tìm được lối đi và theo đuổi nó, nên tôi cũng cần có một lý tưởng để phấn đấu. Hơn thế tôi cần một mục đích mà sống, mà làm chỗ dựa những khi ốm đau hay vui vẻ và đặc biệt là những khi không có anh bên cạnh... Đứng trước biển, tôi đã hét thật to rằng, tôi nhớ anh nhiều lắm, anh biết không?
Trong khi đó anh nói rằng tôi khác xưa quá. Luôn có người nói bạn thay đổi nhưng không ai hỏi bạn đã trải qua những gì. Thật dễ dàng khi buông lời phán xét ai đó, còn để lắng nghe, để hiểu, để thông cảm thì lại cần thời gian, và cần cả tấm lòng rộng mở mới có thể thấu tỏ. Tri âm tri kỷ được mấy người?
Anh học hành trong sự bao cấp của gia đình, còn tôi học trường đời. Tôi gặp không biết bao nhiêu người tốt, xấu, nhận không ít “gạch đá”, rơi biết bao nhiêu giọt nước mắt, mồ hôi. Trải qua tất cả, buộc tôi phải trưởng thành, tự chấn chỉnh mình, đừng nghĩ nhiều về những người dưng nước lã.
Kẻ muốn lấy sự đau khổ của người khác làm niềm vui, thì mình suy sụp chẳng phải đã trúng kế, khiến họ “tiểu nhân đắc chí” rồi ư? Tôi chẳng đôi co làm gì cho bớt xinh, cứ cười ý nhị rồi bước tiếp, để họ tự nghe những lời hay, dở đang thốt ra.
Chẳng ai có thể quyết định hay chế ngự được nỗi buồn đau, bất mãn của bản thân, ngoài chính mình. Mình còn chẳng tin mình, chẳng tự trân quý, thì định vin vào đâu để khiến người khác làm vậy.
Tôi, từ một con bé nhút nhát, luôn ngại ngùng cười trừ, giờ có thể tự tin ngẩng cao đầu mà đi, hay chăm chú nhìn vào người đối diện, như thật sự muốn hiểu họ đang nói gì, đang cần gì. Dần dần tôi trở nên đằm tính, điềm tĩnh, hiếm khi xao động, không hơi tí lại phiền muộn như thủa chưa hai mươi…
Anh ở đâu nơi những gì tôi đã trải qua? Tôi đã nghĩ hơn ai hết, anh là người hiểu rõ nhất vì sao tôi thay đổi, nhưng… Không sao mà, rồi sẽ có ngày, sẽ có một người hiểu tôi hơn…
Còn Dũng không trốn tránh, anh nhắn tin nói muốn gặp tôi trò chuyện. Anh bộc lộ nỗi nhớ nhung và cả sự thèm khát gặp lại tôi sau lần ấy.