Không phải đứa trẻ nào cũng được truyền dạy kĩ năng giải quyết mâu thuẫn |
Lời khuyên 1:
Mâu thuẫn là chính là hiện thực. Và điều tuyệt vọng nhất con có thể làm là chạy trốn hiện thực. Đừng nên trốn tránh mà hãy trực diện nhìn nhận mâu thuẫn.
Lời khuyên 2:
Đừng nên ngồi không than thở rồi ao ước rằng mâu thuẫn không tồn tại. Việc giả vờ vui vẻ,ữnglờikhuyênchamẹnêndànhchoconkhiđốimặtvớimâuthuẫsoi kèo aegoal coi như không có chuyện gì xảy ra cũng sẽ chẳng có chút tác dụng nào.
Lời khuyên 3:
Hãy học cách giải quyết vấn đề chứ không phải giải quyết con người. Mâu thuẫn phát sinh do tình huống cụ thể, thay vì do người này, người nọ. Đừng biến mọi rắc rối trở thành vấn đề cá nhân.
Lời khuyên 4:
Hãy học cách tôn trọng, lắng nghe người khác. Chỉ có thực sự lắng nghe, con mới tìm ra được giải pháp đúng đắn nhất.
Lời khuyên 5:
Hãy kiên định. Dĩ nhiên, con không cần phải phủ định hay hung hăng tuyên chiến với quan điểm của người khác. Nhưng việc kiên định sẽ khiến cho tầm nhìn của con trở nên quyết đoán và tự tin hơn.
Lời khuyên 6:
Cần phải học cách thỏa hiệp vì đôi khi, nó sẽ giúp con đi được con đường dài hơn.
Lời khuyên 7:
Luôn chú ý tới hiện tại, thay vì ám ảnh quá khứ hay mơ hồ về tương lai.
Lời khuyên 8:
Chiến tranh lạnh hay chiến thuật im lặng kì thực sẽ không đem lại hiệu quả và chắc chắn không giúp mâu thuẫn được giải quyết.
Lời khuyên 9:
Hãy thấu hiểu bằng cách suy nghĩ cho hoàn cảnh của người khác.
Lời khuyên 10:
Cần phải học cách nói lời xin lỗi và đừng ngần ngại tự mình đứng trước gương rồi luyện tập hai tiếng đơn giản này. Khi con sai, con cần phải chấp nhận rằng mình đã sai. Chỉ có những ai thực sự mạnh mẽ mới có can đảm để nói ra hai tiếng xin lỗi.
Trẻ em luôn có những trò nghịch ngợm nằm ngoài dự đoán của cha mẹ.