Dữ liệu phân tích của một nhóm nghiên cứu đến từ các Trường ĐH Phenikaa,ácgiảmớingườiViệtcôngbốquốctếvềKHXHNVtăngmạlịch thi đấu bóng đá roma ĐH Ngoại Thương, ĐH RMIT Việt Nam, ĐH Hà Nội và Học viện Sciences Po (Pháp) công bố trên Tạp chí Publications có tiêu đề The Internal Capability of Vietnam Social Sciences and Humanities: A Perspective from the 2008–2019 Dataset (tạm dịch: Nội lực nghiên cứu KHXH&NV của Việt Nam: một phân tích trong giai đoạn 2008 – 2019) (Ho, M. T., Vuong, T. T., Pham, T. H., Luong, A. P., Nguyen, T. N., & Vuong, Q. H. (2020). The internal capability of Vietnam social sciences and humanities: a perspective from the 2008–2019 dataset. Publications, 8(2), 32.) cho thấy, trong giai đoạn 2016 trở về trước, năm nào cũng có một lượng nhất định các tác giả người Việt mới (lần đầu tiên có bài báo quốc tế Scopus), từ khoảng dưới 100 tác giả mới từ đầu những năm 2010 cho đến 167 tác giả mới năm 2016.
Tuy vậy, từ năm 2017, đã chứng kiến một sự tăng trưởng rất nhanh về số lượng tác giả mới, cụ thể năm 2017 có 267 tác giả mới, năm 2018 có 375 tác giả mới, năm 2019 có 631 tác giả mới.
Số lượng tác giả người Việt trong lĩnh vực KHXH mới có bài Scopus giai đoạn 2008-2019 (chia theo Nam, Nữ). |
Số lượng tác giả người Việt trong lĩnh vực KHXH mới có bài Scopus giai đoạn 2008-2020 (tổng số) |
Bộ dữ liệu này bao gồm người Việt ở trong nước và người Việt (vẫn mang quốc tích Việt) đang học tập hoặc làm việc ở nước ngoài.
Mặc dù vậy, điều này cho thấy, dường như Thông tư 08/2017 về quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ đã có tác động nhất định góp phần thúc đẩy năng lực nghiên cứu về KHXH&NV ở Việt Nam.
Những người trước đây, có khi còn có thể không dám nghĩ mình có thể làm được bài quốc tế, nhưng đã có thêm quyết tâm và làm được.
Th.S Hồ Mạnh Toàn
Trong các cuộc tranh luận về quy chế đào tạo tiến sĩ mới (Thông tư 18/2021), có ý kiến cho rằng việc điều chỉnh bỏ yêu cầu bắt buộc về công bố quốc tế là phù hợp với đặc thù ngành khoa học xã hội nhân văn.