Đừng như con ếch lên dây cót – Khoa học trong thời đại tin giả- cuốn sách thứ hai,ếnsĩgốcViệtbàycáchnhậndiệntingiảquasákết quả bóng đá moldova bán chạy và gây tiếng vang tại Đức của tiến sĩ Nguyễn-Kim Mai Thi - vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam.
Bản dịch từ tiếng Đức của nhóm dịch giả gồm những tiến sĩ, kỹ sư có nhiều năm làm việc tại Đức.
Đừng như con ếch lên dây cóttập hợp các bài viết xoay quanh một số vấn đề gây tranh cãi hiện nay dưới góc nhìn khoa học như việc hợp pháp hóa ma túy, mối liên hệ giữa trò chơi điện tử và bạo lực, sự chênh lệch lương bổng theo giới tính, những huyền thoại về âm mưu của ngành dược phẩm và vai trò thật sự của y học thay thế, độ an toàn của vắc-xin, khả năng di truyền của trí thông minh, sự khác biệt não bộ giữa nam giới và nữ giới, câu hỏi đạo đức đối với những thử nghiệm trên động vật, đại dịch Corona và biến đổi khí hậu...
Các vấn đề được giải quyết bằng những câu hỏi trong khoa học nói riêng và nhận thức nói chung. Tác giả hướng bạn đọc đến việc phân biệt được điều đúng, điều sai, điều hợp lý; tìm ra những thực tế chung nhỏ nhất làm nền tảng cho tranh luận, giúp bạn đọc nhìn nhận thực tế cuộc sống một cách sáng tỏ, xác đáng.
“Khai sáng một cách dễ hiểu đi cùng với sự thấu cảm phải trở thành mục tiêu quan trọng để truyền thông một cách chính xác cho cộng đồng trong thời đại đầy khủng hoảng và bất an hôm nay”, theo Nguyễn-Kim Mai Thi.
Bằng tư duy phân tích, sự hóm hỉnh và hiểu biết phong phú, tiến sĩ gốc Việt đưa người đọc qua 'hậu trường' của những khẳng định khoa học. Từ đó, họ dần tự thiết lập khả năng nhận biết những khẳng định đáng tin cậy với phương pháp đúng đắn và cơ sở khoa học hợp lý.
Tác phẩm cũng chỉ ra bối cảnh khoa học hiện đại luôn bị bủa vây bởi hàng loạt ngụy khoa học, cận khoa học hay khoa học nửa vời trong thời đại truyền thông đầy rẫy tin giả và thuyết âm mưu.
Trước bản dịch tiếng Việt, cuốn Đừng như con ếch lên dây cóttừng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên toàn cầu.
Trích đoạn Chương 9: Thực tế chung nhỏ nhất: không giảm tranh luận, chỉ tranh luận tốt hơn
Trong cuốn sách bán chạy khắp thế giới ra mắt vào năm 2018 có tên Factfulnessi của Hans Rosling, một tác giả tuyệt vời, đã trình ra trước mắt chúng ta bằng những con số và dữ liệu thống kê, rằng thế giới tốt đẹp hơn chứ không tệ như chúng ta nghĩ.
Ví dụ, đa số đều phỏng đoán rằng tỷ lệ số người phải sống trong nghèo khổ cùng cực vẫn giữ nguyên mức độ hoặc đã tăng lên trong hai mươi năm qua. Thế nhưng, tỷ lệ này đã giảm gần một nửa trên toàn cầu. Phần lớn cũng tin rằng số trường hợp tự sát đã gia tăng trong hai mươi năm qua. Nhưng trong thực tế thì tỷ lệ tự sát đã giảm 25% trên toàn thế giới.
Tôi rất muốn biết Hans Rosling sẽ nói gì về cơn đại dịch Corona, nếu ông ấy phải chứng kiến nó - chẳng hiểu sao tôi cứ có hình dung là ngay cả cho năm 2020, ông ấy vẫn có thể cống hiến cho ta một góc nhìn dựa trên dữ kiện thực tế và đầy tính an ủi.
Định nghĩa của ông về "factfulness" là "thói quen giảm căng thẳng bằng việc chỉ đưa ra những quan điểm đã được bảo chứng bởi dữ kiện thực tế". Thế nhưng, chính việc này càng lúc càng khó khăn hơn đối với chúng ta, và đây hẳn là một xu hướng mà tôi tin rằng đang thực sự tăng lên theo chiều dốc đứng.
Từ nhiều năm nay, chúng ta cảm thấy bực mình bởi những thứ được gọi là “sự thật thay thế” và “tin giả” bởi những khẩu hiệu đấu tranh như “báo chí dối trá” và gần đây là bởi “những người có tư duy phá thông lệ”. Sự thật, sự lừa dối, dữ kiện thực tế, ý thức hệ - tất cả trộn lẫn với nhau và kết thành một khối dị hình vô dụng.
Điều nghịch lý trong thời đại thông tin của chúng ta là càng có sẵn nhiều thông tin thì càng khó khăn để tìm hiểu một điều gì đó.
Cuối năm 2020, Volker Stollorz, nhà báo khoa học và là người điều hành Trung tâm Truyền thông Khoa học Đức đã tóm tắt trên trang báo mạng ZEIT Online như sau: “Làm thế nào để các nền dân chủ có thể đạt được sự miễn dịch tốt hơn, chống lại những thông tin bị cố tình làm sai lệch trong ứng xử với khoa học - mà không hạn chế sự đa dạng chính đáng của các loại quan điểm - là một trong những thách thức lớn chưa được giải quyết của quá trình chuyển đổi số trong không gian công cộng”.