Thưa nghệ sĩ Vượng râu,ệsĩVượngrâuLuônnhớkýứcgắnvớinhữngchainướcmắmquêkèo ac milan anh nghĩ thế nào về vai trò, sử dụng nước mắm trong nấu ăn của người Việt Nam?
- Nước mắm từ lâu rồi đã quen thuộc trong món ăn của người Việt chúng ta, từ xào nấu hay bình thường trong mâm cơm mỗi gia đình người Việt đều có bát nước mắm để chấm. Như tôi dù món ăn là xào hay mặn tôi vẫn có thói quen chấm một chút nước mắm. Đó là thói quen đã từ lâu ngấm vào mình. Và đương nhiên “ăn Bắc mặc Nam”, người miền Bắc nhiều vùng nổi tiếng là kỹ càng, cẩn thận trong nấu nướng, ăn uống như Hà Nội hay Nam Định. Những món ăn của người Việt không thể thiếu nước mắm, như nem, phở, giò… đều cần nước mắm ngon, chuẩn. Vì vậy nước mắm là món gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam.
Theo anh, nước mắm đã gắn với văn hoá của người Việt như thế nào, đặc biệt là nước mắm truyền thống?
- Nhà tôi có nghề giò chả từ Phúc Thuỵ, Ước Lễ bao nhiêu đời nay. Từ bé tôi thấy ông bà, bố mẹ mình làm giò chả hay nem đều rất kén nước mắm. Những chiếc giò luộc xong cắt ra người ta có thể biết được ngon hay không là vì mùi của nó, trong đó có mùi nước mắm. Hay những quả nem nắm cũng thế, nước mắm xịn, nguyên chất khi trộn vào nem sẽ có mùi thơm rất đặc biệt.
Ngày xưa trước khi nước mắm công nghiệp phát triển, ông bà, bố mẹ mình chỉ biết có nước mắm truyền thống, được chưng cất theo cách thủ công. Dù vất vả, nhưng ở đó chứa đựng không chỉ mồ hôi, sương gió vất vả của người làm ra giọt nước mắm đó. Nó chứa đựng cả tinh tuý, tâm hồn của người Việt Nam. Lâu nay, sách báo đã nói nhiều về cách làm nước mắm truyền thống, rất kỳ công và vất vả, không chỉ là đơn thuần là một nghề như bao nghề khác, mà nghề làm nước mắm truyền thống còn là một nghề rất đặc trưng của người Việt Nam, không phải nước nào cũng có. Ngay trong nước không phải vùng nào cũng có thể biết cách chưng cất nước mắm truyền thống ngon. Nên nghề làm nước mắm truyền thống còn là niềm tự hào của người Việt.
Nghệ sĩ Vượng râu: Luôn nhớ ký ức gắn với những chai nước mắm quê |
Theo anh, nước mắm không chỉ là nguyên liệu trong nấu ăn của người Việt mà còn có giá trị về tinh thần như thế nào? Gia đình anh, tuổi thơ của anh gắn thế nào với nước mắm, món ăn mẹ anh nấu?
- Nói đến nước mắm truyền thống nó rất đặc biệt bởi nó mặn và đương nhiên mùi của nó có thể nói là rất nhạy cảm! Nói vui chứ không may ăn cơm ở nhà dây nước mắm ra áo, sau đó nếu đi tán gái thì cứ xác định luôn là ngồi giữa bờ đê vẫn thoang thoảng mùi quê hương. Đó là những kỷ niệm, là ký ức, và nói hơi quá đó là cái hồn của dân tộc.
Lâu nay nhiều gia đình vì tiện và cũng chẳng để ý nên mua mắm bán sãn, mắm công nghiệp cho nhanh. Ở đây tôi chưa bàn tới chất lượng, đảm bảo an toàn hay không an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng chưa bàn tới chuyện đắt rẻ, nhưng rõ ràng khi bạn cầm trên tay chai nước mắm công nghiệp, bạn sẽ thấy ở đó đơn giản chỉ là một lô những chai giống nhau. Công nghệ sản xuất, dây chuyền như nhau, hương vị thì cũng na ná, không gây ấn tượng mạnh.
Nhưng khi bạn dùng nước mắm truyền thống, khi bạn được nghe kể về quy trình làm mắm của mỗi gia đình sẽ là một câu chuyện, một mảnh đời, số phận trong đó. Những câu chuyện nhân văn, sự tương trợ, đoàn kết... trong nghề làm mắm. Đó sẽ là những bài học giáo dục cho con cháu chúng ta phải nhớ về nguồn cội, nhớ về ông cha ta đã làm mắm ra sao.
Với tôi, ký ức về những chai nước mắm quê luôn còn phảng phất trong suy nghĩ. Ngày mẹ tôi còn sống, thỉnh thoảng bà lại mang cho can vài lít mắm truyền thống và mỗi khi đó nhà tôi lại kể cho nhau nghe về mùi nước mắm này, nó như một góc văn hoá của người Việt ta.
Tôi không bài xích việc ban hành tiêu chuẩn về nước mắm, chỉ có điều chúng ta cần phải xem xét làm sao cho sát với tình hình thực tế, đồng thời tiêu chuẩn cũng cần được đưa ra rõ ràng, cho cả nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp. Và chúng ta cần gìn giữ và phát triển tiếp nước mắm truyền thống, như một cách tiếp nối câu chuyện lịch sử, giá trị văn hoá, hồn cốt của người Việt.
(Theo Dân Việt)
Và bộ râu của anh cũng bị lôi ra để "nói mát" trong lúc đánh ghen.